Cài app vào điện thoại kiếm tiền miễn phí - đừng bỏ lỡ, Bấm vào đây SKKN Địa lí 9: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học địa lí ở trường thcs - Inluon - Sáng kiến kinh nghiệm-Nghiên cứu KHSPUD in luôn0Cars - Auto in USA


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay chú trọng đến các phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp học tập có hiệu qủa trong việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Phương pháp hoạt động nhóm còn gọi là phương pháp Semi na.



Đây cũng là một trong những hình thức dạy học phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh có cơ hội bàn bạc, trao đổi, đóng góp ý kiến của mình vào nội dung bài học. Khi học theo nhóm học sinh sẽ được thảo luận theo từng vấn đề của bài học, đó là cơ hội cho mọi học sinh tham gia hoạt động học tập, cơ hội cho các em học hỏi lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau về cách tìm kiếm những giải pháp để giải quyết những tình huống trong bài học, ngoài ra khi học theo nhóm học sinh còn có thể cùng nhau đạt được những điều mà các em không làm được một mình, cần phải bằng cách cùng mọi người trong nhóm đóng góp một phần hiểu biết của mình rồi cả nhóm tập hợp thành một cách giải quyết tốt nhất mà giáo viên đã phân công. Qua đó tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh được phát huy đến cao độ. Hoạt động nhóm còn rèn cho học sinh thói quen làm việc tập thể, tính đoàn kết, làm cho những học sinh nhút nhát ngày càng mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong phát biểu, trong xây dựng bài, trong sinh hoạt cộng đồng, trong đời sống… làm cho các em yêu thích môn học, thích sự khám phá và có động cơ học tập đúng đắn, kiến thức của các em sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện, các em sẽ dễ nhớ, nhớ lâu, kiến thức của các em trở nên sâu sắc bền vững. Thảo luận nhóm còn giúp học sinh mở rộng, đào sâu thêm những vấn đề học tập trên cơ sở nhìn nhận một cách có suy nghĩ, phân tích có lí lẽ, phát triển được tư duy khoa học, giúp học sinh phát triển các kĩ năng nói, giao tiếp, tranh luận, bồi dưỡng các phương pháp nghiên cứu một cách vừa sức như phương pháp tìm đọc tài liệu tham khảo, phương pháp quan sát, ghi chép…, thảo luận nhóm còn tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sin, giúp giáo viên nắm bắt tình hình học tập của học sinh một cách nhanh nhất.


Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi ngành giáo dục tiến hành đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học. Đã có nhiều nhà khoa học, học giả, nhà giáo đề cập nhiều về phương pháp hoạt động nhóm. Nhưng nhìn chung những công trình nghiên cứu của các tác giả đã đề cập đến vấn đề  này ở nhiều góc độ khác nhau, mang tính chất chung dùng trong nhà trường với các cấp học khác nhau. Mỗi địa phương mỗi vùng, miền, từng trường THCS tuỳ thuộc vào đối tượng học sinh của mình để đưa ra các hình thức, các biện pháp hoạt động nhóm cho phù hợp thì mới mang lại hiệu quả cao khi sử dụng phương pháp này.


Hoạt động thảo luận nhóm và hoạt động làm việc theo nhóm là hai hình thức dạy học hoàn toàn khác nhau. Làm việc theo nhóm là những câu hỏi lớn hơn dùng cho các bài thực hành hoặc các bài tổng kết. Còn thảo luận nhóm là thảo luận những vấn đề nhỏ trong từng bài dạy, nhưng đó là những vấn đề khó yêu cầu cần phải có sự hợp tác, trao đổi giữa các học sinh trong nhóm để đưa ra câu trả lời. Trong đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong phương pháp thảo luận nhóm.


Qua thực tế đi dự giờ học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp tôi thấy các giáo viên tiến hành các hoạt động thảo luận nhóm còn ít, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả của nó.


Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy địa lí  đã được 10 năm, qua thời gian giảng dạy và áp dụng các hoạt động theo nhóm tôi thấy nảy sinh một số vấn đề cần giải quyết như sau:


- Học sinh  còn thụ động trong quá trình thảo luận nhóm, đặc biệt là các em học sinh yêú.


- Một số học sinh còn bị động và lúng tùng trong quá trình thảo luận.


- Nhiều học sinh còn nhút nhát, chưa động não, chưa hoạt động tích cực (chủ yếu là các em học yếu), trong khi đó các em học khá, giỏi thì làm hết phần việc của nhóm.


- Thời gian thảo luận chưa đảm bảo, vượt quá thời gian quy định làm ảnh hưởng đến thời gian các hoạt động khác của bài dạy.


- Học sinh trong nhóm và học sinh giữa các nhóm nhận xét, bổ sung nội dung thảo luận chưa hiệu quả.



SKKN Địa lí 9: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học địa lí ở trường thcs

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)

 
Inluon - Sáng kiến kinh nghiệm-Nghiên cứu KHSPUD in luôn0Cars - Auto in USA ©Email: Inluon@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Cars-Auto|Car-Auto|Loans|Loans|Loans|dayvahoctot|
Top