Một trong những phương pháp dạy địa lý dạt hiệu quả cao là sử dụng “Đồ dùng trực quan”. Vì đây là phương pháp được cụ thể hóa những tư duy, những suy nghĩ bằng hình ảnh và màu sắc vào trong kí ức.
Phương pháp này không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản mà còn rèn luyện cho các em những kỹ năng, kỹ xảo. Giúp học sinh biết cách đọc, khai thác và phân tích các yếu tố địa lý, các mối quan hệ của chúng được thể hiện trên một bản đồ hoặc một mô hình nào đó. Từ đó giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách dễ dàng, chắc chắn, giúp học sinh phát huy được tư duy của mình.
Hơn nữa việc giảng dạy địa lý không phải lúc nào cũng tiến hành được bằng cách quan sát trực tiếp trên thực địa vì điều kiện không cho phép. Vì vậy sử dụng đồ dùng trực quan giúp cho học sinh tiếp cận với các đối tượng địa lý một cách nhanh chóng và giúp cho giáo viên hình thành được các khái niệm địa lý một cách dễ dàng. Và nó làm cho tiết học thêm sinh động, học sinh tiếp thu kiến thức bằng cả thị giác và thính giác, thu hút được sự chú ý của học sinh. Gây cho học sinh sự hứng thú, say mê học tập môn địa lý.
Thế nhưng trong thực tế ngày nay, với nền kinh tế thị trường đã dẫn đến những quan điểm lệch lạc của học sinh và phụ huynh về môn địa lý. Họ cho rằng địa lý là môn phụ và việc học địa lý bị coi nhẹ. Vì vậy mà giáo viên cần lựa chọn phương pháp cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Đứng trước những trăn trở đó, là một giáo viên địa lý, tôi nhận thấy vai trò của đồ dùng trực quan thật quan trọng. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong việc sử dụng đồ dùng trực quan vào môn địa lý? Vấn đề này luôn làm tôi suy nghĩ, trong quá trình giảng dạy tôi đã thường xuyên rèn luyện một số phương pháp phát huy tính tích cực trong việc sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học môn địa lý và đem lại hiệu quả tốt hơn. Với lý do đó tôi đã thực hiện chuyên đề này.
SKKN Địa lí lớp 9: phương pháp phát huy tích cực trong việc sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học địa lí
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi