Khi học phổ thông, bên cạnh việc được giáo dục đạo đức, tư tưởng để trở thành những công dân tốt, HS cần được học các môn như Toán – dạy cho con người cách tư duy, cách làm việc khoa học, học Văn để hiểu biết về con người, để cảm thụ được cái đẹp, để nâng cao cái vốn văn hóa và củng cố các giá trị nhân văn, học cách diễn đạt tư tưởng và cảm xúc…
Thì việc dạy và học Lịch Sử trong nhà trường THCS bản chất là dạy cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào của dân tộc ngay từ thời niên thiếu; phải truyền được ngọn lửa yêu nước cho các em làm hành trang vào đời qua những dữ kiện, kiến thức lịch sử trong khung chương trình, điều này là điều bức thiết và phải trở thành nền tảng bắt buộc đối với mỗi công dân của bất cứ quốc gia nào,học Sử là để hiểu về những gì cha ông đã làm, hiểu về đất nước, về con người và hiểu về những giá trị mà con người hiện nay đang được hưởng. Học Sử còn là để hun đúc tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Những cái đó mang lại một giá trị vô cùng to lớn và tiềm ẩn trong mỗi con người, tất nhiên không thể tính được bằng giá trị vật chất.
Bác Hồ của chúng ta cũng đã viết: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Đường Cao Tông, một ông vua của thời nhà Đường đã có câu rất hay về Sử: “Soi tấm gương bằng đồng thì thấy được mặt, mũi, râu, tóc của ta. Soi vào lịch sử thì thấy được việc ta làm hôm nay đúng hay sai”.
Thời xưa, vị trí của những người chép Sử được coi trọng vô cùng và sử sách là thứ được giữ gìn cẩn trọng. Nước ta là một nước văn hiến, mà theo nghĩa văn hiến thì có nghĩa là “có nhiều vở, thư tịch”.
Và như vậy, đối với cá nhân tôi, tôi luôn khẳng định bộ môn Lịch sử trong trường THCS có ý nghĩa rất quan trọng góp phần vào nhiệm vụ thực hiện mục tiêu giáo dục, góp phần đào tạo nên những công dân toàn diện cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
SKKN Lịch sử 6: “ phối hợp một số phương pháp với sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử 6 ”
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi