Trong mỗi chúng ta ai cũng biết, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ được phát triển cả về đức – trí – thể – mĩ. Đặc biệt, ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ ” trò chơi đóng kịch ” là một trò chơi rất phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ. Ở trẻ mẫu giáo nhỡ, ngôn ngữ mang tính tình huống hoàn cảnh, ngôn ngữ gắn liền với sự vật, hiện tượng đang tồn tại trong tri giác của trẻ. Nhờ sự phát triển của các cơ quan phát âm, của cơ quan thính giác và đặc biệt là sự phát triển của tư duy nên trẻ phát âm ít ê a, ậm ừ hơn so với giai đoạn lứa tuổi MG bé. Trẻ biết dùng ngôn ngữ nói đẻ diễn đạt suy nghĩ của mình. Và vốn từ của trẻ trong giai đoạn này cũng tích luỹ được khối lượng khá lớn (khoảng từ 1900- 2000 từ ). Trẻ sửa khi nói sai, biết nói câu đủ thành phần, biết cảm nhận thái độ của người lớn qua ngữ điệu giọng. Tất cả đặc điểm này là điều kiện cho trẻ trải nghiêm, sử dụng vốn từ có sẵn của bản thân .
Qua HĐ đóng kịch, trẻ truyền lại những nội dung câu chuyện, làm sống lại tâm trạng, hành động, những lời đối thoại giữa các nhân vật trong câu chuyện. Đồng thời trẻ thể hiện tình cảm và sử dụng vốn từ của mình thay vào một số từ trong câu hội thoại nhưng không biết làm biến tấu cốt truyện hay tính cách nhân vật. Từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và hoàn thiện nhân cách của mình .
Qua nhiều năm công tác, có nhiều giáo viên đã biết vai trò của TCĐK đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhưng chỉ chú ý đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua việc đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe, rèn phát âm song còn rất ngại rèn ngôn ngữ cho trẻ qua TCĐK. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ngần ngại đó. Thứ nhất, do đang áp dụng chương trình GDMN mới mỗi tuần một chủ đề nên giáo viên ít có thời gian chuẩn bị cho hoạt động này. Nguyên nhân thứ hai là do một số giáo viên chưa tìm ra cách hướng dẫn tối ưu nên còn ngại dạy trẻ đóng kịch. Chính vì vậy, chúng tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, đưa ra một số biện pháp hướng dẫn TCĐK nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Chúng tôi đã điều tra, xem xét nhận thức của giáo viên về TCĐK, coi TCĐK là phương tiện giáo dục hiệu quả và hiểu được những biện pháp tích cực để tổ chức và hướng dẫn TCĐK là cần thiết. Đồng thời, chúng tôi đã dùng phương pháp thực nghiệm. Chóng t«i ®iÒu tra 68 ch¸u ë 2 nhãm líp 4B1 – 4 B3 trêng mÇm non 1- 6 xxx .
Đề tài NCKHSPUD Mầm non in luôn: Sử dụng trò chơi đóng kịch nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi