Làm quen với chữ cái là một trong những hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục phát triển toàn diện ở trẻ mầm non. Đồng thời là cơ hội tốt để sớm hình thành cho trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ, thái độ, kỹ năng ứng xử và phát triển trí tuệ. Qua đó giáo dục tình cảm, phát triển tư duy, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ góp phần chuẩn bị cho trẻ một hành trang Tiếng Việt vững chắc để trẻ bước vào lớp Một.
Như chúng ta đã biết ở trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo: “ Trẻ học mà chơi, chơi mà học”. Vì thế để nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái chúng ta cần tổ chức thông qua trò chơi nhằm giúp trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động.
Muốn trẻ hứng thú một cách tích cực, hào hứng có hiệu quả thì trò chơi phải hay, hấp dẫn và thu hút trẻ. Nhưng trong thực tế khi tổ chức cho trẻ trong hoạt động làm quen với chữ cái (LQVCC) giáo viên thường lên tiết rập khuôn, lý thuyết chưa biết cách tận dụng đưa trò chơi vào các hoạt động, nếu có cũng chỉ là những trò chơi đơn giản chưa thu hút được trẻ dẫn đến việc nhận biết chữ cái của trẻ còn nhiều hạn chế.
“Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai”. Trẻ em là thế hệ, là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, việc hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong các nhiệm vụ giáo dục quan trọng trong nội dung giáo dục trí tuệ cho trẻ trong trường mầm non. Giáo dục mẫu giáo đặt cơ sở nền tảng ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Bản thân tôi, cũng như các giáo viên trong khối 5 tuổi luôn quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ, cung cấp vốn từ, mở rộng vốn từ cho trẻ, đặc biệt là giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái trong Tiếng Việt. Trên thực tế, sự nhận thức của trẻ về chữ cái còn nhầm lẫn và chóng nhớ nhưng mau quên. Đứng trước những mục tiêu giáo dục ngày càng cao của Giáo dục mầm non, từ việc nhận thức được ý nghĩa của việc giúp trẻ nhận biết và phát âm chuẩn 29 chữ cái Tiếng Việt với trẻ lứa tuổi mầm non. Trong năm học 2013 – 2014, được phân công chủ nhiệm lớp 5 tuổi, tôi cảm nhận thấy vai trò và trách nhiệm của mình đối với trẻ, làm gì để nâng cao hiệu quả cho trẻ trong hoạt động LQVCC. Như Macxim Goorki viết: “Vui chơi là con đường để trẻ nhận thức thế giới, trong đó trẻ em có nhiệm vụ sống và cải tạo nó”. Vì vậy, đi tìm câu trả lời cho chính mình cũng như câu triết lý của Macxim Goorki, tôi đã sưu tầm nghiên cứu tìm ra giải pháp hữu hiệu để “ Nâng cao hiệu quả hoạt động cho trẻ LQVCC thông qua các trò chơi”.
Đề tài NCKHSPUD mầm non: Nâng cao hiệu quả hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua trò chơi
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi