Đất nước ta đã và đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa trong thời kỳ mở cửa, với sự thay đổi cơ cấu xã hội, để tiếp thu một nền văn minh phát triển cao đòi hỏi con người phải giao lưu trong phạm vi mở rộng, mở rộng các mối quan hệ, mở rộng khả năng giao tiếp để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội về mọi mặt. Trẻ mẫu giáo đã có ý thức về bản thân, có những hành vi chuẩn mực đạo đức nhất định thông qua giao tiếp với người lớn, bạn bè. Qua giao tiếp trẻ lĩnh hội được các tri thức, giao lưu tình cảm, tổ chức hoạt động…điều khiển, điều chỉnh những hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực của tập thể. Trẻ có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp một cách có văn hóa, từ đó hình thành và phát triển nhân cách.
Nhìn lại công tác giáo dục nói chung và giáo dục thói quen hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ em ở các địa phương còn nhiều bất cập chưa được chú ý đúng mức. Do trình độ dân trí ở một số địa phương còn thấp, sự tiếp thu những tinh hoa văn hóa còn hạn chế, đời sống lạc hậu, kinh tế khó khăn…Nên dẫn tới sự nhận thức về giao tiếp có văn hóa của một số phụ huynh chưa tốt, bản thân cha mẹ và những người thân trong gia đình còn chưa gương mẫu. Phương pháp giảng dạy của giáo viên trong việc lồng ghép giáo dục chưa thường xuyên. Đây chính là một nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho các nhà giáo dục chúng ta, làm thế nào để trẻ có kỹ năng về giao tiếp văn hoá của mình đối với người lớn, với các bạn cùng lứa tuổi, biết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, thể hiện hành vi có văn hóa với mọi người xung quanh? Có rất nhiều giải pháp mà tôi đã sử dụng, đó là trò chuyện cùng trẻ thông qua các giờ đón trả trẻ, giờ dạo chơi tham quan, giờ học, qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày…hay thông qua các bài thơ, câu chuyện, đồng dao ca dao. Tất cả những hình thức trên tuy gần gũi và rất đời thường với trẻ nhưng những phương pháp đó ít gây hứng thú, nguồn cảm hứng, ít tạo cơ hội để trẻ trải nghiệm và thể hiện ngôn ngữ trong giao tiếp của mình. Với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 tuổi, trẻ luôn hướng về những cái gì mới lạ, tìm tòi hấp dẫn trẻ mà người lớn đưa lại.
NCKHSPUD mầm non in luôn:Nâng cao kỹ năng giao tiếp văn hóa cho trẻ 5 tuổi thông qua hoạt động mời khách đến trò chuyện
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi