Các Quốc gia ngày nay quan tâm tới nền kinh tế tri thức trước bối cảnh toàn cầu hóa và đều xác định chiến lược con người, chiến lược nguồn lực người. Chiến lược này phải bắt nguồn từ vấn đề nhận thức toàn diện đến quyết tâm thực hiện, hiện thực phạm trù nhân cách có quan điểm đúng đắn về hướng đi và các giải pháp khả thi đề hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ.
Đối với nước ta, giáo dục mầm non được xác định là xây dựng nền móng, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Chiến lược phát triển giáo dục mầm non đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu giáo dục mầm non là ” Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trước 6 tuổi, để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ…” Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới được Vụ Giáo dục Mầm non xây dựng và triển khai làm thí điểm từ nhiều năm nay, chỉ đạo trên khắp các Tỉnh, thành trên cả nước tổ chức thực hiện. Cho đến thời điểm này cho thấy chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới có nhiều điểm ưu thế hơn hẳn so với chương trình cũ, tuy nhiên cũng đã bộc lộ những mặt hạn chế, một trong những mặt hạn chế đó lại nằm chính trong tính “mở ” của chương trình như đã nêu ở phần lý do chọn đề tài.
- Cơ sở thực tiễn
Để thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển giáo dục mầm non, chúng ta cần phải triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó “Giám sát, đánh giá giáo viên trong thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới” chiếm một vị trí quan trọng.
Một là: Đội ngũ giáo viên là những người trực tiếp thực thi các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Nhiệm vụ này nếu chỉ có nhìn nhận, đánh giá ở một góc độ về tính tự giác, tinh thần trách nhiệm của giáo viên thì sẽ mang tính phiến diện, một chiều, không khách quan thậm chí là sai lệch.
Hai là: Một trong bốn chức năng của công tác quản lý là: Công tác kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra đánh giá để biết mức độ hoàn thành công việc của giáo viên, nắm bắt kịp thời các vấn đề phát sinh, những sai lệch, trên cơ sở đó mà có kế hoạch chỉ đạo, điều chỉnh tiếp theo sao cho có hiệu quả và đặc biệt là phải đúng hướng. Cũng qua kiểm tra để có sự đánh giá một cách chính xác, khách quan mới tạo được động lực để giáo viên phấn đẩu vươn lên.
NCKHSPUD mầm non in luôn:quản lý, giám sát, đánh giá giáo viên trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi