Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế thế giới, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Giáo dục có một vị trí đặc biệt, không chỉ tạo nên thế hệ con người Việt Nam đủ đức lẫn tài mà còn thích ứng với các yêu cầu của thế giới. Trong cấu thành của sự nghiệp giáo dục đó, bộ môn Địa lí đóng vai trò quan trọng. Ngoài truyền thụ kiến thức cho học sinh thì môn địa lí còn xây dựng cho các em học sinh một tầm nhìn về tự nhiên, kinh tế – xã hội Việt Nam…ở tầm vĩ mô liên quan đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Để đạt được mục đích ấy việc dạy học của giáo viên hiện nay có nhiều thuận lợi, song gặp không ít những khó khăn . Tư tưởng ngại khó, ngại đầu tư của giáo viên sẽ nảy sinh nếu gặp những bài dạy khó. Chương trình Địa lí ở trường THPT sau mỗi phần nội dung kiến thức trong một học kì đều có các giờ ôn tập. Trong hướng dẫn giảng dạy Địa lí của các khối lớp của trường THPT, các bài ôn tập không có hướng dẫn, quy định chung nào cả. Dạy các bài ôn tập “dễ” hay “khó ” đối với giáo viên đứng lớp ? Dạy làm sao để không lặp lại những gì mình đã giảng ở các bài học trước một cách máy móc, vừa tổng kết kiến thức vừa rèn các kỹ năng cho học sinh để làm quen với các dạng đề kiểm tra.Điều đó thật không dễ chút nào. Trong thực tế nếu giáo viên không có sự tìm tòi, sáng tạo và đầu tư thì tiết học ấy dễ gây sự nhàm chán cho học sinh và cho cả chính bản thân mình nữa.Bởi lí do đó, mà tôi đã mạnh dạn đưa vấn đề nghiên cứu trong đề tài “Một số kinh nghiệm dạy bài ôn tập Địa lí 12” để các Thầy Cô giáo cùng tham khảo và bổ sung thêm cho hoàn thiện hơn.
Đề tài KHSPUD Môn Địa lý 12: Một số kinh nghiệm dạy bài ôn tập địa lý 12
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi