Sáng tạo là hoạt động của con người nhằm biến đổi thế giới tự nhiên, xã hội phù hợp với mục đích mà nhu cầu của con người trên cơ sở các qui luật khách quan của thực tiễn. Sáng tạo là hoạt động đặc trưng bởi tính không lặp lại, tính độc đáo và tính duy nhất (Theo Đại Bách khoa Toàn thư Xô viết, xuất bản lần thứ ba, Matxcơva 1976).
Nói đơn giản, sáng tạo có nghĩa là tạo ra, làm ra, sản xuất ra sản phẩm mới, đề ra cách giải quyết.
Năng lực sáng tạo là năng lực huy động những kiến thức cần thiết để đưa ra giả thuyết, đưa ra phương pháp tìm kiếm và tìm được cách giải quyết vấn đề và kết quả là tạo ra được sản phẩm mới , độc đáo có giá trị cho xã hội. Đối với học sinh, năng lực sáng tạo là năng lực tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, năng lực phát hiện ra điều chưa biết (hoặc chưa có) mà không gò bó phụ thuộc vào cái đã biết, đã có. Năng lực sáng tạo trong học tập cho phép từ một hệ thống kiến thức đã có, từ một thực tế phức tạp nhìnẩ hiện tượng với những khía cạnh mới có những quan điểm mới (không bình thường), nhìn thấy các mâu thuẫn trong hiện tượng và tìm ra được phương pháp giải quyết chúng.
Chúng ta cần phân biệt sự “huy động kiến thức” của nhà nghiên cứu và của học sinh. Để hoạt động sáng tạo, các nhà nghiên cứu phải sử dụng nhữn kiến thức mà mình đã có. Nếu kiến thức đó không đủ, họ phải đưa ra những kiến thức mới đáp ứng cho nghiên cứu. Còn đối với học sinh trong quá trình học tập, sản phẩm mới mẻ, độc đáo của học sinh có thể là cái người khác đã biết (GV chẳng hạn), do đó thường không có giá trị xã hội. Đặc điểm này thể hiện tính chủ quan trong quá trình sáng tạo của học sinh. Nếu không xét tớu đặc điểm này, giáo viên sẽ rơi vào tình trạng “tuyệt đối hoá” quá trình sáng tạo nên khó bồi dưỡng, phát triến năng lực sáng tạo của học sinh.
Đề tài NCKHSPUD Môn Hóa học 12:Bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinhthông qua bài tập hoá học
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi