I. Thông tin cơ sở
Trong dạy học, không phải chỉ bây giờ mới sử dụng sơ đồ tư duy mà trước đây giáo viên cũng đã sử dụng sơ đồ “hình cành cây” để tóm tắt nội dung các phần của bài học hoặc liên kết nội dung các bài học lại với nhau, tuy nhiên cũng mới chỉ dừng lại ở việc hệ thống hoá kiến thức, còn hạn chế sơ đồ tư duy để khai thác kiến thức mới.
So sánh giữa việc dạy học thông thường với việc dạy học đã dùng sơ đồ tư duy, tôi thấy học sinh được rèn luyện các xác định chủ đề rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ một cách lôgic. Sơ đồ tư duy kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh, phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não.
Trong khi đó nội dung kiến thức môn Sinh nói chung và phần di truyền học nói riêng, đặc biệt chương I (cơ chế di truyền và biến dị) có nhiều nội dung kiến thức khó, các quá trình, cơ chế rất phức tạp, tạo cho học sinh cảm giác nặng nề trong khi học. Và vô hình tạo cho học sinh ý nghĩ ngại, khó, không học môn sinh. Trong khi đó sơ đồ tư duy đã một phần giảm bớt nặng nề của bộ môn.
II. Giải pháp thay thế
Sử dụng sơ đồ tư duy ngay trong tiến trình học bài mới để dẫn dắt học sinh phát hiện ra kiến thức mới hoặc huy động các kiến thức đã có để phục vụ khai thác kiến thức mới. Sơ đồ tư duy cũng có thể chốt kiến thức bài học vào phần củng cố, phần ôn tập của bài hoặc của chương.
Đề tài NCKHSPUD Môn Sinh học 12: Nâng cao kết quả học tập các bài trong chương I – phần di truyền học, sinh học 12 qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy cho học sinh khối 12 trường THPT
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi