Cài app vào điện thoại kiếm tiền miễn phí - đừng bỏ lỡ, Bấm vào đây NCKHSPUD lớp 3: ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học biện pháp so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3 - Inluon - Sáng kiến kinh nghiệm-Nghiên cứu KHSPUD in luôn0Cars - Auto in USA


 TÓM TẮT ĐỀ TÀI


Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học biện pháp so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3.


Mục tiêu của giáo dục tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các bậc học cao hơn. Nhiệm vụ của nhà trường tiểu học là cung cấp cho học sinh vốn kiến thức, rèn kĩ năng cơ bản cần thiết đó.



Muốn đạt được mục tiêu đó thì mỗi giáo viên cần có sự linh hoạt trong đổi mới phương pháp dạy học ( PPDH ). Đổi mới PPDH không phải là sự thay thế các phương pháp quen thuộc hiện có bằng những phương pháp mới lạ. Thực chất đổi mới PPDH là vận dụng cách tiến hành các PPDH một cách linh hoạt sáng tạo ở những hoàn cảnh và tình huống khác nhau để những PPDH có tác động tích cực đến người học, đạt được hiệu quả tốt nhất. Cùng với sự phát triển của phương tiện dạy học, một số PPDH hiện đại cần được bổ sung cùng với PPDH truyền thống làm nên hành trang  PPDH của người giáo viên. Ứng dụng công nghệ thông tin là một yêu cầu quan trọng của công tác đổi mới PPDH. Ở trường tiểu học cần quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các môn học trong đó có môn Tiếng Việt. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện thao tác tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức về Tiếng Việt, tự nhiên, xã hội, con người, văn hoá, văn học Việt Nam và nước ngoài; bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Từ đó học sinh có công cụ để học các môn học khác.


Trong môn Tiếng Việt thì phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ mở rộng vốn từ cho HS theo từng chủ điểm , cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt bằng con đường quy nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu ( nói, viết ), kĩ năng nghe, đọc cho HS. Từ đó bồi dưỡng cho HS dùng từ đúng, nói và viết thành câu theo mục đích nói thông thường, dùng một số câu phổ biến khi viết. Ở lớp 3, học sinh được học biện pháp so sánh trong chương trình học kỳ I bao gồm 8 bài cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng, một số bài tập ở phần ôn tập giữa kì và cuối kì I. Nội dung này nằm ở dưới dạng các bài tập về : Nhận diện những sự vật được so sánh, những hình ảnh so sánh, các vế so sánh, các từ so sánh, các đặc điểm, hoạt động được so sánh ;các kiểu so sánh (ngang bằng, hơn kém) ;Tập nhận biết tác dụng của biện pháp so sánh ; Tập đặt câu có dùng biện pháp so sánh. Thực tế cho thấy khi dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3, giáo viên và học sinh gặp một số khó khăn nhất là phần biện pháp nghệ thuật so sánh trong phương diện phát hiện và vận dụng vì nó khá trừu tượng với các em. Mặc dù giáo viên đã giúp học sinh phát hiện kiến thức đó thông qua việc huy động vốn hiểu biết, sử dụng tranh ảnh, lời nói, cử chỉ…để học sinh hiểu bản chất của biện pháp này nhưng học sinh vẫn khó hình dung dẫn đến việc học bị gò bó, học sinh nắm bài chưa sâu, nhớ và vận dụng không linh hoạt, còn lẫn lộn, mau quên… Do đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học là ghi nhớ kiến thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng nên những gì đến với các em bằng hình ảnh cụ thể, sinh động sẽ giúp các em hiểu, nhớ lâu hơn.


Chính vì vậy, bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy luôn băn khoăn, suy nghĩ, nghiên cứu và tìm tòi một số phương pháp chủ yếu khi dạy Luyện từ và câu phần biện pháp so sánh nhằm đạt hiệu quả cao và thiết thực.Qua kinh nghiệm thực tế dạy học, tôi nhận thấy ngoài việc sử dụng phương pháp đặc trưng của phân môn Luyện từ và câu, người giáo viên cần mạnh dạn sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào một số bài dạy biện pháp so sánh nói riêng, phân môn Luyện từ và câu nói chung nhằm giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu, vận dụng tốt . Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học biện pháp so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3.


Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai nhóm học sinh lớp 3 của trường. Nhóm 1 là nhóm thực nghiệm, nhóm 2 là nhóm đối chứng.Nhóm thực nghiệm được áp dụng dạy học ứng dụng công nghệ thông tin khi dạy các bài về biện pháp so sánh. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: nhóm thực nghiệm đã đạt kết quả cao học tập cao hơn nhóm đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học làm nâng cao chất lượng dạy học về biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3.


 


 


 


 


 


       




 GIỚI THIỆU


Luyện từ và câu là một trong những phân môn Tiếng Việt chiếm vị trí quan trọng ở tiểu học. Nó giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nói, viết Tiếng Việt thành thạo và chuẩn xác, giúp các em hiểu và rèn luyện các kĩ năng đặt câu, viết câu, đoạn văn, nhận thức và khám phá thế giới xung quanh…Nó quan tâm đến mối liên hệ chặt chẽ giữa từ và câu, mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo từng chủ điểm. Phân môn Luyện từ và câu lớp 3 rất coi trọng tính thực hành. Dựa trên các ví dụ, bài tập cụ thể học sinh tự khám phá, tự tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Điều đó rất phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.


Trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3, nội dung biện pháp nghệ thuật so sánh chiếm một vị trí khá quan trọng được thực hiện trong 10 tiết với 24 bài tập khác nhau. Mục tiêu cụ thể là giúp học sinh nhận biết các hình ảnh so sánh, các kiểu so sánh: ngang bằng, hơn kém, sự vật – sự vật, âm thanh – âm thanh, hoạt động – hoạt động , từ so sánh, phương diện so sánh; rèn luyện kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh trong giao tiếp của các em.


Trong thực tiễn dạy học, qua nhiều tiết dự giờ Luyện từ và câu của các bạn đồng nghiệp ở trong trường, qua việc trao đổi, thảo luận với các giáo viên tôi thấy: Khi dạy học phần biện pháp nghệ thuật học sinh thường trầm, ít hứng thú vì nội dung bài khó, có tính trừu tượng, giáo viên lại chủ yếu khai thác bài, cung cấp kiến thức cho học sinh thông qua các hình ảnh tĩnh, nhỏ, kém sinh động trong sách giáo khoa hoặc một vài tranh ảnh giáo viên sưu tầm được hay những cử chỉ, lời nói là trực quan chủ yếu của tiết học. Học sinh nắm bài chưa sâu, chưa chắc, kĩ năng vận dụng chưa cao. Học sinh chủ yếu hiểu vấn đề theo kiểu đại khái, chung chung, không đi sâu vào bản chất vấn đề. Cụ thể là các em phát hiện được biện pháp so sánh trong câu, đoạn văn, thơ nhưng không phải em nào cũng chỉ rõ được kiểu so sánh, phương diện so sánh, từ chỉ sự so sánh…


Hơn nữa, có những yêu cầu sách đưa ra, những câu, đoạn văn thơ với học sinh cảm thụ gặp nhiều khó khăn . Ví dụ bài tập 3 tiết Luyện từ và câu tuần 1(Sách Tiếng Việt 3, tập 1, trang 8) yêu cầu: Trong những hình ảnh so sánh ở bài tập 2, em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao? Học sinh lớp 3 cảm thụ thơ văn còn cảm tính, rất lúng túng khi giải thích lí do thích hình ảnh so sánh trên. Các em giải thích cứng nhắc, vụng về, khó diễn đạt không có tính thuyết phục nếu xét về cảm thụ văn học. Nguyên nhân do vốn từ của các em còn hạn chế, vốn sống kinh nghiệm ít nên hiểu được còn khá mơ hồ. Lứa tuổi học sinh lớp 3 còn nhỏ, khả năng tập trung chú ý chưa cao, tư duy còn mang đậm màu sắc trực quan cụ thể, nếu chỉ tác động đến các em bằng lời nói, sử dụng các phương pháp dạy học thông thường dễ gây sự khó hiểu, nhàm chán cho học sinh.



NCKHSPUD lớp 3: ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học biện pháp so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)

 
Inluon - Sáng kiến kinh nghiệm-Nghiên cứu KHSPUD in luôn0Cars - Auto in USA ©Email: Inluon@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Cars-Auto|Car-Auto|Loans|Loans|Loans|dayvahoctot|
Top