Đề số 44
I. TRẮC NGHIỆM
1. Điền vào chỗ trống để hàn chỉnh đoạn văn giới thiệu về nhà thơ Hữu Thỉnh.
Nhà thơ Hữu Thỉnh tên đầy đủ là ……………………………….. . Sinh…………………
Quê ở huyện Tam Dương, tỉnh …………………………………. Năm 1963, Hữu Thỉnh nhập ngũ vào binh chủng tăng – thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. Ông đã tham gia Ban chấp hành Hội ……………………………. Việt Nam các khoá III, IV, V. Từ năm ………………………….. Hữu Thỉnh là …………………………… Hội nhà văn Việt Nam.
2. Bài thơ Sang thu được sáng tác trong thời gian nào ?
A. Gần cuối 1977
B. Đầu năm 1977
C. Đầu năm 1978
D. Cuối năm 1978
3. Trong bài thơ Sang thu, hình ảnh thiên nhiên trong thời điểm giao mùa hạ – thu có đặc điểm gì ?
A. Sinh động, náo nhiệt
B. Bình lặng, ngưng đọng
C. Xôn xao, rộn rã
D. Nhẹ nhàng, giao cảm
4. Có bao nhiêu từ láy được sử dụng trong bài Sang thu ?
A. Hai từ
B. Ba từ
C. Bốn từ
D. Năm từ
5. Đọc kĩ khổ thơ thứ nhất bài Sang thu và trả lời các câu hỏi sau ?
a) Từ “chùng chình” diễn tả trạng thái của sự vật như thế nào ?
A. Nhẹ nhàng, uyển chuyển, đi chậm từng bước một
B. Cố ý chậm lại, ngập ngừng như không muốn đi
C. Yểu điệu, duyên dáng, vừa đi vừa nghiêng ngả
D. Bâng khuâng, vấn vương, ẩn dấu nhiều điều không muốn nói .
b) Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ về mùa thu được thể hiện qua những từ ngữ hình ảnh nào ?
A. Hương ổi, gió se
B. Bỗng, hình như
C. Phả, chùng chình
D. Ngõ, thu đã về
c) Từ “bỗng, hình như ” thể hiện tâm trạng cảm xúc của nhà thơ như thế nào ?
A. ngỡ ngàng, bâng khuâng
B. đột ngột, bâng khuâng
C. bất ngờ, bâng khuâng
D. ngỡ ngàng, xao xuyến
6. Nhà thơ cảm nhận phút giao thừa đầu tiên bằng những giác quan nào ?
A. xúc giác – thính giác – khứu giác
B. thính giác – thị giác – khứu giác
C. khứu giác -xúc giác – thị giác
D. Xúc giác – thị giác – thính giá
7. Đọc 2 câu thơ :
“Bỗng nhận ra hương ổi.
Phả vào trong gió se”
a) Từ “phả” thuộc từ loại nào ?
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
D. Trạng từ
b) Từ “phả” trong câu thơ gợi cảm giác gì ? Điền đúng (Đ) – Sai (S) để trả lời.
A. Hương ổi nồng nàn, hương thơm sực nức toả ra khắp không gian
B. Làn gió hơi se lạnh mang theo mùi hương ổi toả ra khắp không gian
c) Hương ổi – gió se và nhà thơ, ai (cái g) là chủ thể của cảm nhận ?
A. Nhà thơ là chủ thể cảm nhận
B. Hương ổi, gió se là chủ thể cảm nhận
d) Nhà thơ cảm nhận phút giao mùa như thế nào ?
A. Cảm nhận chủ động
B. Cảm nhận một cách bất ngờ
8. Phút giao mùa hạ sang thu được nhận diện bởi : (đánh dấu x vào ô trống nhận xét đúng nhất)
A. Tờ lịch qui định chính xác.
B. Sự biến đổi của đất trời
C. Sự cảm nhận của các giác quan
D. Qui định bằng màu sắc cụ thể
9. Đọc đoạn thơ :
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
a)Từ “dềnh dàng” có nghĩa như thế nào ?
A. Chậm chạp, thong thả
B. Nhẹ nhàng, chậm chạp
C. Nhẹ nhàng, thướt tha
D. Chậm chạp, uyển chuyển
b) Điểm nhìn của nhà thơ về không gian qua những hình ảnh nào ?
A. Dềnh dàng, vội vã, vắt.
B. Dòng sông, cánh chim, đám mây
C. Mùa hạ, sang thu
D. Cả 3 ý trên
c) Hình ảnh “Những đám mây mùa hạ”/ vắt nửa mình sang thu là hình ảnh :
A. Đám mây vắt ngang trên bầu trời có ranh giới hạ – thu
B. Đám mây là kết quả của sự liên tưởng độc đáo, thú vị
C. Đám mây được nhà thơ miêu tả cụ thể và chi tiết bằng sự cảm nhận tinh tế nhạy bén
10. Đọc khổ thơ cuối bài :
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
a) Thu sang các hiện tượng thiên nhiên của đất trời ở mức độ giảm dần được biểu hiện qua những từ ngữ nào ?
A. Nắng, mưa, sấm
B. Vẫn còn, vơi dần, bớt
C. Bao nhiêu, đã, bất ngờ
D. Hai ý A và C
b) “Mưa” và “nắng” trong hai câu thơ :
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa.”
được hiểu như thế nào khi các từ ngữ đó đi kèm với : vẫn còn bao nhiêu, vơi dần ? Điền đúng (Đ) – sai (S) vào ô trống.
A. Nắng, mưa là hiện tượng thiên nhiên còn sót lại, giảm dần không mức độ không thể biết còn lại bao nhiêu, vơi đi bao nhiêu.
B. Nắng mưa được hiểu là một hiện tượng của đất trời trở thành sự vật cụ thể có khối lượng có thể cân đo, đếm được về số lượng.
c) Triết lí về cuộc đời, về cuộc sống của con người trong bài thơ này là gì ?
A. Đời người đi qua nhiều mùa thu.
B. Cuộc đời con người thường trải qua nhiều biến động, nhiều tác động của ngoại cảnh, của cuộc đời.
C. Con người từng trải sẽ vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh của cuộc đời.
D. Cả 3 ý A, B, C.
11. Trong bài thơ “Sang thu” có bao nhiêu hiện tượng thiên nhiên của mùa thu vào lúc giao mùa được tác giả miêu tả và cảm nhận ?
A. Mười
B. Tám
C. Bảy
D. Năm
12. Ý nào sau đây nêu được nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ Sang thu ?
A. Sử dụng câu ngắn gọn chính xác.
B. Sử dụng chính xác các phép tu từ so sánh ẩn dụ.
C. Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm.
D. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa triết lí.
13. Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên ở đâu ?
A. Từ một đám mây.
B. Từ một cơn mưa.
C. Từ một mùi hương.
D. Từ một ngọn gió.
II. TỰ LUẬN
1. Trong bài thơ “Chiều sông Thương” có hình ảnh :
“Đám mây trên Việt Yên
Rủ bóng về Bố Hạ”
Và bài “Sang Thu” – Hữu Thỉnh đã viết :
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Hãy viết lời bình cho những tứ thơ mới mẻ và độc đáo này.
2. Cảm nhận của em về bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh !
ĐÁP ÁN ĐỀ 44 SANG THU
Ôn thi vào 10 Ngữ văn: Đề thi thử có đáp an - Đề số 44
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi