Cài app vào điện thoại kiếm tiền miễn phí - đừng bỏ lỡ, Bấm vào đây Ôn thi vào 10 Ngữ văn: Đề thi thử Ngữ văn vào 10 có đáp án (Đề số 06) - Inluon - Sáng kiến kinh nghiệm-Nghiên cứu KHSPUD in luôn0Cars - Auto in USA

Đề số 6

I. TRẮC NGHIỆM

Bài tập 1

1. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn sau về tác giả Chính Hữu.

Chính Hữu tên khai sinh là (1) ………………………… sinh năm (2) …………. ………. quê ở huyện (3)…………………… tỉnh Hà Tĩnh. Năm (4)…………. ông gia nhập trung đoàn thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Chính Hữu làm thơ từ năm (5) ……………. và hầu như chỉ viết về (6) …………………………….. Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, cảm xúc (7) ………………………….. hàm súc. Chính Hữu đã được nhà nước trao tặng (8) ………………………………………….. năm 2000.




2. Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống cuối mỗi nhận định sau :

Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu sáng tác năm nào ?

A. Đầu năm 1948

B. Cuối năm 1948

C. Đầu năm 1949

D. Đầu năm 1950

3. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước nhận định nêu khái quát và đầy đủ nhất về giá trị nội dung bài thơ Đồng chí :

A. Bài thơ ca ngợi tình đồng chí, đồng đội gắn bó sâu nặng, đồng thời thể hiện vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng trong buổi đầu chống Pháp.

B. Bài thơ viết về cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu của những người lính bộ đội Cụ Hồ nơi chiến trường Việt Bắc.

C. Bài thơ thể hiện tình cảm của quê hương đối với những người lính bộ đội Cụ Hồ, đồng thời miêu tả cuộc sống gian lao, thiếu thốn của những người lính.

4. Trong các trường hợp sau, từ “chân” ở trường hợp nào được dùng với nghĩa gốc, nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.

a) Đề huề lưng túi gió trăng,

Sau chân theo một vài thằng con con

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b) Năm học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự “Hội khỏe Phù Đổng”

c) Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

(Ca dao)

5. Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu ý kiến em cho là đúng.

A. Trong văn bản tự sự, người viết cần đưa ra các luận điểm, luận cứ một cách đầy đủ có hệ thống.

B. Trong văn bản tự sự, nghị luận là yếu tố xen kẽ cốt làm nổi bật sự việc và con người, làm cho câu chuyện thêm phần triết lý.

C. Trong văn tự sự, không cần yếu tố nghị luận.

6. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

“Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng :

- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

(Trích truyện Người con gái Nam Xương)

a) Câu nào sau đây có thể coi là luận điểm chính của đoạn văn ? Khoanh tròn chữ cái đứng đầu ý đúng.

A. Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu.

B. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ.

C. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

b) Yếu tố nghị luận trong đoạn văn trên có tác dụng gì ?

A. Lên án tính đa nghi quá mức của chàng Trương.

B. Giúp lời phân trần của Vũ Nương có sức thuyết phục.

C. Nêu lên nỗi khổ của Vũ Nương.

Bài tập 2

1. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô vuông phía sau mỗi câu khi nói về Chính Hữu.

a) Ông sinh năm 1926 tại tỉnh Nghệ An.

b) Từng tham gia trung đoàn thủ đô.

c) Sáng tác nhiều tập thơ lớn.

d) Trước khi có bài Đồng chí, ông đã có bài thơ viết về anh lính thị thành.

e) Thơ ông đậm chất lính trẻ trung, tinh nghịch, dí dỏm.

2. Câu thơ “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” (Đồng chí) có thể hiểu ?

A. Cách nói gồng mình lên để dứt khoát ra đi.

B. Không quan tâm.

C. Tinh thần tráng sĩ bất khuất quyết ra đi. Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu.

3. Trong số các bài thơ sau, bài nào của nhà thơ Phạm Tiến Duật ? Khoanh tròn vào chữ cái đứng ở đầu câu.

A. Trường Sơn đông, Trường Sơn tây.

B. Gửi em cô thanh niên xung phong.

C. Đồng chí lái chính, đồng chí lái phụ và tôi.

D. Tâm sự người lái xe.

4. Trả lời về bài thơ Nhớ sau đây :

a) Hãy chọn từ ngữ nào tác giả dùng trong số các từ ngữ cho sau đây để điền vào chỗ trống hoàn thành câu thơ cuối : (gia đình, lưng đèo, con đường)

Cái vết thương xoàng mà đưa viện

Hàng còn chờ đó tiếng xe reo

Nằm ngửa nhớ trăng nằm nghiêng nhớ bến

Nôn nao ngồi dậy nhớ ……………………….

b) Tác giả đã có lời bình ngắn gọn bài thơ như sau : “Người ta khen bài thơ hay ở hai câu sau. Tôi lại thấy hay ở hai câu đầu”. Theo em ý kiến này như thế nào ?

A. Tác giả muốn đối lập cách hiểu với bạn đọc.

B. Một cách bình tinh tế, thông minh.

c) Theo em tác giả bài thơ trên là ai trong số bốn nhà thơ :

A. Chính Hữu

B. Phạm Tiến Duật

C. Hữu Thỉnh

D. Nguyễn Duy

5. Câu thơ : Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

(Phạm Tiến Duật)

Sử dụng biện pháp tu từ nào ? Khoanh tròn chữ cái đứng ở đầu câu đúng.

A. Điệp từ nhìn

B. Nhân hóa và chuyển đổi cảm giác

C. Cả hai ý trên

6. Trong các câu sau đây, câu nào liệt kê đúng về hoán dụ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính ? Khoanh tròn chữ cái đứng ở đầu câu đúng câu đúng.

A. Con mắt, trái tim, nét mặt, cái nhìn.

B. Con mắt, mái tóc, trái tim, niềm vui.

C. Nụ cười, mặt, tim, mái tóc, con mắt.

D. Không có câu nào đúng.

II. TỰ LUẬN

1. Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

2. Phân tích đoạn thơ :

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)




Ôn thi vào 10 Ngữ văn: Đề thi thử Ngữ văn vào 10 có đáp án (Đề số 06)

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)

 
Inluon - Sáng kiến kinh nghiệm-Nghiên cứu KHSPUD in luôn0Cars - Auto in USA ©Email: Inluon@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Cars-Auto|Car-Auto|Loans|Loans|Loans|dayvahoctot|
Top