Đề số 10
I. TRẮC NGHIỆM
Bài tập 1
1. Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau về nhà thơ Huy Cận.
Huy Cận (…………………….), tên đầy đủ là (2)……………………… quê ở làng (3)…………………….. huyện (4)…………………., tỉnh (5)……………………… Trước Cách mạng Tháng Tám, ông nổi tiếng với tập thơ (6)…………………………. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ (7)…………………………………….. Huy Cận đã được nhận giải thưởng (8)…………………………. về văn học nghệ thuật năm 1996.
2. Bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận sáng tác năm nào ?
A. Năm 1958
B. Năm 1959
C. Năm 1960
3. Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là gì ?
A. Cảm hứng về thiên nhiên đất nước.
B. Cảm hứng về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới.
C. Cảm hứng về công cuộc đổi mới.
D. Cả A, B đúng.
4. Ý kiến nào đúng nhất khi nhận xét về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
A. Bài thơ là một khúc ca phơi phới, khỏe khoắn, ca ngợi con người trong lao động và thiên nhiên đất nước giàu đẹp.
B. Bài thơ là khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên vùng biển lộng lẫy tráng lệ.
C. Bài thơ là một bức tranh đẹp về đoàn thuyền đánh cá và cảnh biển lúc về đêm.
5. Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống cuối mỗi nhận định sau :
A. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
B. Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
C. Trong tiếng Việt từ tượng hình nhiều hơn từ tượng thanh.
6. Cho các dãy từ sau : ào ào, choang choang, lắc lư, lảo đảo, lanh lảnh, sang sảng, rũ rượi. Em hãy xếp các từ trên vào hai cột tương ứng:
A. Từ tượng thanh : ……………………………………………………………………………
B. Từ tượng hình : ……………………………………………………………………………..
7. a) Gạch chân các từ tượng hình trong 2 câu thơ sau :
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
(Bà Huyện Thanh Quan)
b) Những từ tượng hình trong 2 câu thơ trên có tác dụng gì ?
………………………………………………………………………………………………………………
8. Hãy chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của một số phép tu từ trong các câu sau :
a) Thà rằng liều một thân con
Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây
(Truyện Kiều)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
b) Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
(Truyện Kiều )
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
c) Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa, chứa niềm tin dai dẳng.
(Bếp lửa)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài tập 2
Trình bầy hiểu biết của em về bài Đoàn thuyền đánh cá bằng cách thực hiện các yêu cầu sau :
1. Bài thơ có một câu thơ mà có rất nhiều người đã thừa nhận : nhờ câu này mà biển khơi trở nên lung linh, dào dạt, sống động, kỳ ảo hẳn lên. Theo em đó là câu thơ nào ?
………………………………………………………………………………………………………………….
2. Câu thơ : Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi có thể hiểu là :
A. Nghệ thuật hoán dụ, chỉ muôn triệu mắt cá li ti, phản chiếu ánh rạng đông càng trở nên huy hoàng.
B. Nghệ thuật nhân hóa, chỉ vẻ đẹp của biển trời tổ quốc.
C. Một hình ảnh tưởng tượng, không có thật thường gặp trong thơ Huy Cận.
D. Tả cảnh được mùa cá và cảnh biển tráng lệ lúc rạng đông.
3. Hình ảnh Mặt trời xuống biển là lúc đoàn thuyền ở tư thế :
A. Chuẩn bị xuất phát khỏi bờ.
B. Xuất phát từ đảo xa bờ.
4. Từ lại trong câu Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi có nghĩa là :
A. Lặp lại một hoạt động thông lệ.
B. Như một sự thách thức biển khơi.
C. Một từ bình thường, không đặc sắc.
5. “Con cá …………… cầm đuốc dẫn thơ về”. Đây là câu thơ của Chế Lan Viên còn thiếu một chữ chỉ một loài cá biển. Trong bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận có nói về loài cá này. Em hãy tìm và điền vào chỗ trống.
II. PHẦN TỰ LUẬN
1. Không khí lao động khẩn trương, khỏe khoắn và tươi vui trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
2. Chép lại theo trí nhớ 4 câu thơ đầu và 4 câu thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá.
a) Phân tích ý nghĩa của hai hình ảnh thơ Mặt trời xuống biển và Mặt trời đội biển. Bình luận tính chính xác của hai từ xuống và đội.
b) Trong hai đoạn thơ này, tác giả diễn tả tâm trạng của ai ? Đó là tâm trạng gì ?
Ôn thi vào 10 Ngữ văn: Đề thi thử Ngữ văn (Đề số 10)
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi