Đề số 17
I. TRẮC NGHIỆM
1. Khổ thơ nào trong bài Ánh trăng thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm ?
- Khổ thơ ……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………..
- Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng trong khổ thơ trên ?
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
2. Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống cuối mỗi nhận định sau về chủ đề và ý nghĩa của bài thơ Ánh trăng.
A. Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
B. Ánh trăng không chỉ là chuyện của riêng nhà thơ, chuyện của một người mà có ý nghĩa với cả một thế hệ.
C. Bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời bởi nó đặt ra vấn đề thái độ đối với quá khứ, với những người đã khuất và cả đối với chính mình.
D. Ánh trăng là bài thơ miêu tả vẻ đẹp của trăng rằm.
E. Bài thơ nằm trong mạch cảm xúc “Uống nước nhớ nguồn” gợi lên đạo lí sống thủy chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
3. Khoanh tròn vào ý đúng về kết cấu, giọng điệu của bài thơ Ánh trăng
A. Bài thơ như một câu chuyện riêng, có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình.
B. Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ.
C. Nhịp thơ khi thì trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngân nga thiết tha cảm xúc, khi lại trầm lắng biểu hiện suy tư.
D. Kết cấu, giọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên tính chân thực, chân thành, sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, gây ấn tượng mạnh mẽ ở người đọc.
E. Lời thơ trau chuốt, mượt mà, giọng điệu đằm thắm.
4. Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi :
Chồng vừa ngồi xem bóng đá vừa nói :
- Đội này chỉ có một chân sút, thành ra mấy lần bỏ lỡ cơ hội ghi bàn
Vợ nghe thấy thế liền than thở :
- Rõ khổ ! Có một chân thì còn chơi bóng làm gì cơ chứ !
a) Từ chân trong câu nói của anh chồng được hiểu theo nghĩa nào ?
A. Nghĩa gốc
B. Nghĩa chuyển
b) Từ chân trong câu nói của chị vợ được hiểu theo nghĩa nào ?
A. Nghĩa chuyển
B. Nghĩa gốc
c) Từ đó hãy nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
II. TỰ LUẬN
1. Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy để cảm nhận được bài học sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm
2. Viết lời bình cho đoạn thơ sau :
Ngửa mặt lên nhìn mặt
………………………………..
Đủ cho ta giật mình
(Ánh trăng, Nguyễn Duy)
Đáp án Đề số 17
Ôn thi vào 10 Ngữ văn: Đề thi thử số 17 - Có đáp án
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi