Đề số 35
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1
a) Ghi tên các nhân vật vào sau mỗi câu Kiều sau đây :
- Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh (…………………………………)
- Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao (…………………………………..)
- Nhác trông nhờn nhợt màu da
Ăn chi to lớn đẫy đà làm sao (…………………………………..)
- Sống làm vợ khắp người ta
Hại thay thác xuống làm ma không chồng (……………………………….)
- Ở ăn thì nết cũng hay
Nói lời ràng buộc thì tay cũng già (……………………………………)
- Một tay bẻ biết bao cành phù dung (……………………………………)
- Trông lên mặt sắt đen sì (………………………………………..)
- Phong tư tài mạo tót vời
Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa (…………………………………)
b) Hãy sắp xếp các nhân vật trên theo hai nhóm sau :
- Nhân vật chính diện :………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
- Nhân vật phản diện :………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………
c) Cách tả ngoại hình nhân vật chính diện và nhân vật phản diện của Nguyễn Du có gì khác nhau ?
- Nhân vật chính diện :…………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………..
- Nhân vật phản diện :………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………..
Câu 2
Cho đoạn thơ sau :
Con cò ăn đêm,
Con cò xa tổ,
Cò gặp cành mềm,
Cò sợ xáo măng…
Ngủ yên ! Ngủ yên ! Cò ơi, chớ sợ !
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng !
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân,
Con chưa biết con cò, con vạc,
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân
(Con cò – Chế Lan Viên)
a) Trong đoạn thơ trên có những câu thơ lấy ý từ bài ca dao quen thuộc nào mà em đã học ? Hãy chép lại bài ca dao ấy.
- Bài ca dao : ………………………………………………………………………………………
b) Cho biết trong đoạn thơ trên tác giả có sử dụng phép tu từ nào là chủ yếu ? Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời mà em cho là đúng nhất.
A. Ẩn dụ C. Điệp ngữ
B. Hoán dụ D. Nhân hoá
c) Đoạn thơ trên là lời của ai ?
A. Lời của người con nói với mẹ.
B. Lời của con cò nói với con.
C. Lời hát ru con và những tâm tình, nỗi lòng của người mẹ đối với con.
Câu 3
Hãy sắp xếp các tác phẩm sau đây thành 3 nhóm : Văn bản tự sự, Văn bản trữ tình, Văn bản nhật dụng.
Con hổ có nghĩa, Chiếc lược ngà, Mùa xuân nho nhỏ, Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, Tôi đi học, Cuộc chia tay của những con búp bê, Động Phong Nha, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Làng, Đồng chí, Bếp lửa, Ánh trăng…
Câu 4
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
… Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.
a) Hãy cho biết đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Của ai ?
- Tên văn bản : …………………………………………………………………………………
- Tên tác giả : …………………………………………………………………………………..
b) Đoạn văn trên được trình bày theo phương thức biểu đạt nào ?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Trữ tình
D. Tự sự – trữ tình
c) Câu “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ” thuộc kiểu câu nào ?
A. Câu đơn
B. Câu ghép
Câu 5
Một bạn học sinh nói với thầy giáo như sau :
- Thưa thầy ! Tuần này, lớp em có nhiều yếu điểm lắm ạ.
a) Bạn học sinh đó dùng từ “yếu điểm” ở trường hợp này đúng hay sai ?
A. Đúng hay B. Sai
b) Giải thích nghĩa của từ “yếu điểm” :
………………………………………………………………………………………………………………..
c) Nếu em chọn phương án (B) nói trên thì từ “yếu điểm” ở đây cần sửa lại thành từ nào cho phù hợp ?
………………………………………………………………………………………………………………..
Câu 6
a) Hãy kể tên các từ loại tiếng Việt mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS ?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
b) Trong câu văn sau đây từ “trẻ con” thuộc từ loại nào ?
Nó đã lớn rồi nhưng còn rất trẻ con.
A. Danh từ C. Tính từ
B. Động từ D. Lượng từ
c) Trong câu văn trên có mấy cụm tính từ ?
A. Một cụm C. Ba cụm
B. Hai cụm D. Bốn cụm
II. TỰ LUẬN
1. Viết đoạn văn nói lên những suy nghĩ của em về tấm lòng người mẹ qua những dòng thơ sau :
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
(Con cò – Chế Lan Viên)
2. Phân tích chất thơ của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”
(Ngữ văn 9 – tập I)
ĐÁP ÁN ĐỀ 35
I. TRẮC NGHIỆM
Câu Nội dung
1 a) Nêu đúng tên mỗi nhân vật :
Theo thứ tự : – Thuý Kiều
- Mã Giám Sinh
- Tú Bà
- Đạm Tiên
- Hoạn Thư
- Sở Khanh
- Hồ Tôn Hiến
- Kim Trọng
b) Sắp xếp đúng, đủ :
- Nhân vật chính diện : Thuý Kiều, Đạm Tiên, Kim Trọng
- Nhân vật phản diện : Mã Giám Sinh, Tú Bà, Hoạn Thư, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến.
c) Nhận xét chính xác về cách tả ngoại hình nhân vật của Nguyễn Du như sau :
- Nhân vật chính diện : Miêu tả theo bút pháp ước lệ, tượng trưng.
- Nhân vật phản diện : Miêu tả theo bút pháp hiện thực.
2 a) Chỉ ra đúng câu thơ :
Con cò ăn đêm,
Con cò xa tổ,
Cò gặp cành mềm,
Cò sợ xáo măng…
Chép đúng bài ca dao :
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.
b) Khoanh vào chữ cái C
c) Khoanh vào chữ cái C
3 Sắp xếp đúng các tác phẩm thành 3 nhóm như sau :
- Văn bản tự sự : Con hổ có nghĩa, Chiếc lược ngà, Tôi đi học, Làng.
- Văn bản trữ tình : Mùa xuân nho nhỏ, Đồng chí, Bếp lửa, Ánh trăng.
- Văn bản nhật dụng : Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, Cuộc chia tay của những con búp bê, Động Phong Nha, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
4 a) Học sinh ghi đúng như sau :
- Tên văn bản : Tôi đi học
- Tên tác giả : Thanh Tịnh
b) Khoanh vào chữ cái D
c) Khoanh vào chữ cái B
5 a) Khoanh vào chữ cái B
b) Giải thích từ “yếu điểm” là điểm quan trọng
c) Thay từ “yếu điểm” bằng từ “nhược điểm” hoặc “điểm yếu”, “khuyết điểm”
6 a) Học sinh kể tên đầy đủ các từ loại đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS như sau :
Danh từ, Động từ, Tính từ, Số từ, Lượng từ, Chỉ từ, Phó từ, Đại từ, Quan hệ từ, Trợ từ, Thán từ, Tình thái từ.
b) Khoanh vào chữ cái C
c) Khoanh vào chư cái B
II. TỰ LUẬN
1. a) Viết thành một đoạn văn (không viết thành một văn bản cụ thể), diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường.
b) Nêu được những cảm xúc, suy nghĩ chân thành, sâu sắc về tấm lòng của người mẹ thể hiện qua đoạn thơ. Đó là tình thương yêu mênh mông, dạt dào sâu lắng – tình mẫu tử bền chặt, sắt son (phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò, âm hưởng lời ru, cảm xúc của tác giả)
c) Từ hình ảnh người mẹ trong lời thơ của Chế Lan Viên nghĩ suy về người mẹ nói chung.
2. a) Viết thành một văn bản, đúng thể loại nghị luận văn học, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường.
b) Xác định, thể hiện rõ yêu cầu trọng tâm của đề bài trong bài làm : chất thơ của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” ở các ý sau cần phân tích, bình giảng.
+ Chất thơ toát ra từ bức tranh thiên nhiên đẹp của vùng đất Sa Pa – ngân nga, nhẹ nhàng, thơ mộng trong ngòi bút tả cảnh với những bức tranh lung linh, huyền ảo (đưa dẫn chứng, phân tích)
+ Chất thơ lắng sâu trong câu văn tả tình với những mẩu chuyện xúc động, đáng yêu, toả ra từ vẻ đẹp trong thế giới tâm hồn của con người: anh thanh niên trên trạm quan sát Yên Sơn cao 2600 mét, anh bạn trên đỉnh Phăng-xi-păng, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, ông kĩ sư già ở vườn rau Sa Pa cho đén bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường. Tất cả những con người ấy đã tạo nên một sức âm vang lớn đằng sau cái lặng lẽ ngàn đời của vùng đất Sa Pa (học sinh phân tích trọng tâm vào nhân vật anh thanh niên)
+ Cái thơ mộng, vẻ huyền ảo của Sa Pa quyện chặt với cái đẹp tâm hồn con người và vẻ đẹp trong mối quan hệ giữa con người với nhau đã làm nên chất thơ của con người, của cuộc sống.
+ Văn xuôi, truyện ngắn mà giàu nhịp điệu, âm thanh, êm ái như một bài thơ.
[/noidungan]
Ôn thi vào 10 Ngữ văn: Đề thi thử số 35-Có đáp án
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi