Đề số 22
I. TRẮC NGHIỆM
1. Có năm phương châm hội thoại sau đây, đúng hay sai ?
a) Phương châm về lượng.
b) Phương châm về quan hệ.
c) Phương châm về lịch sự
d) Phương châm về chất
e) Phương châm về cách thức
A. Đúng B. Sai
2. Nối nội dung ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B để có nhận định đúng về các phương châm hội thoại.
A B
1. Phương châm về lượng 1. Cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch tránh nói mơ hồ
2. Phương châm về chất 2. Khi nói cần tế nhị, tôn trọng người khác
3. Phương châm quan hệ 3. Nội dung lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa
4. Phương châm cách thức 4. Không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
5. Phương châm lịch sự 5. Cần nói vào đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
A1 B…… A4 B…..
A2 B…… A5 B……
A3 B……
3. Cho những câu sau, câu nào sử dụng đúng phương châm về lượng trong giao tiếp ?
A. Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không ?
B. Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
C. Rùa có nuôi được không ?
D. Cậu học bơi ở đâu vậy ?
4. Cho các thành ngữ sau. Thành ngữ nào dùng để chỉ tình huống hội thoại về phương châm quan hệ ?
A. Dây cà ra dây muống.
B. Lúng búng như ngậm hột thị
C. Mồm loa mép giải
D. Ông nói gà, bà nói vịt
5. Trong những câu tục ngữ, ca dao sau, câu nào không liên quan đến khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống và khuyên ta trong giao tiếp cần tế nhị.
A. Ăn có nhai, nói có nghĩ.
B. Nói cho có đầu có đũa.
C. Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
D. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
6. Trong thư mời dự đám cưới của một nữ học viên người Châu Âu đang học tiếng Việt, có một dòng chữ:
“Ngày mai chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự”
Hãy chọn một trong các từ ngữ sau để thay thế cho từ ngữ xưng hô sai “chúng ta”.
A. Chúng mình B. Chúng em
7. Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp chủ yếu được dùng nhiều trong văn nghị luận, văn thuyết minh. Đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
8. Khái niệm nào sau đây nêu đầy đủ nhất về lời dẫn trực tiếp ?
A. Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói, ý nghĩ của người hoặc nhân vật.
B. Dẫn trực tiếp là lời dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép.
C. Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật ; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
9. Đọc câu văn sau, trả lời câu hỏi :
Trong “Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Lời dẫn “chúng ta phải ghi nhớ công lao… dân tộc anh hùng” là lời dẫn nào trong các cách sau :
A. Lời dẫn gián tiếp
B. Lời dẫn trực tiếp.
10. Lời dẫn gián tiếp là cách dẫn như thế nào ?
A. Là lời dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép.
B. Là lời dẫn không đặt trong dấu ngoặc kép.
C. Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp ; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
II. TỰ LUẬN
1. Giải nghĩa các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
- Ăn đơm nói đặt. – Khua môi múa mép.
- Ăn ốc nói mò. – Nói dơi nói chuột.
- Ăn không nói có. – Hứa hươu hứa vượn.
- Cãi chày cãi cối.
2. Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách : dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
“Giản dị trong đời sống, trong quan hệ vối mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.”
(Phạm Văn Đồng – “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”)
3. Cho đoạn văn sau :
“- Trời ơi, chỉ còn có năm phút !
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng đậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
- Ô ! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này !
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
- Chào anh – đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh.
- Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
- Chào anh.”
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Hãy chọn nhân vật anh thanh niên là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn này thành một đoạn văn có nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể chuyện phù hợp ngôi thứ nhất.
Đáp án đề 22
Ôn thi vào 10 Ngữ văn: Đề thi thử vào 10 số 22 có đáp án
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi