Tóm tắt đề tài:
Ngày nay với xu thế toàn cầu, việc học tập và ứng dụng những phương pháp dạy học mới, tiến tiến của các nước có nền giáo dục mạnh trên thế giới vào giáo dục Việt Nam là đòi hỏi vô cùng cần thiết.
Xu thế học tập hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm, học sinh tự tìm tòi ra kiến thức thông qua trải nhiệm thực tế, giáo viên là người tổ chức các hoạt động giúp học sinh tự trải nghiệm và tìm tòi kiến thức cho bản thân.
Với phương châm :
“Tôi nghe thấy cái gì, tôi quên
Tôi nhìn thấy cái gì, tôi nhớ
Tôi làm cái gì, tôi hiểu”
Dự án Đan Mạch hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật tiểu học đã giúp người giáo viên vận dụng linh hoạt giữa việc khơi nguồn cảm hứng và kết hợp với các kỹ năng mĩ thuật để vận dụng vào phương pháp dạy mới (còn gọi là phương pháp dạy học mỹ thuật của Đan Mạch) trong dạy mĩ thuật cho học sinh tiểu học.
Là 1 trong 8 giáo viên được trực tiếp tham gia thí điểm dự án mĩ thuật Đan Mạch của Thành phố xxx và là 1 trong 48 giáo viên của toàn quốc tham gia dự án này. Tôi nhận thấy những ưu điểm nổi bật của dự án đó là khơi gợi được cảm xúc về thẩm mĩ cho học sinh, hướng học sinh cùng tham gia tìm tòi kiến thức về mĩ thuật. Tạo cho học sinh một môi trường học tập thân thiện và đoàn kết. Thông qua bài học học sinh được nói nên chính kiến của mình tạo cho học sinh thêm tự tin và phát triển khả năng ngôn ngữ của học sinh.
Hiện nay bộ môn mĩ thuật trong trường tiểu học được giảng dạy theo Chương trình Quốc gia được trình bày trong cuốn “ VỞ TẬP VẼ “ cho các khối từ 1 đến 5. Cuốn VỞ TẬP VẼ có 35 bài cho từng khối lớp. Mỗi bài tập có các mục đích và mục tiêu riêng.
Các bài học đều là các bài tập riêng lẻ, rời rạc không liên kết với nhau. Trong 1 năm học giáo viên phải đề cập hết các chủ đề và bài tập thuộc nội dung nêu trong chương trình của Bộ như “Vẽ tranh”, “Vẽ theo mẫu”, “Vẽ trang trí”, “Tập nặn tạo dáng” và “Thường thức mỹ thuật”.
Các bước tiến hành một bài dạy mĩ thuật giống như dạy cho người chuyên về hội họa nên tiết học mỹ thuật chưa gây được nhiều hứng thú cho học sinh, khiến giờ học trở nên khô khan và cứng nhắc.
Đề tài NCKHSPUD âm nhạc, mĩ thuật: Hiệu quả dạy học mĩ thuật trong trường tiểu học theo dự án
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi