Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: “KĨ NĂNG VẼ VÀ NHẬN XÉT CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 9 ”
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Môn địa lý là một bộ phận khoa học tự nhiên nghiên cứu về trái đất thiên nhiên và con người các châu lục núi chung và thiên nhiên con người Việt Nam nói riêng. Đối với môn địa lý 9, mục tiêu của bộ môn là nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản về dân cư, các ngành kinh tế. Sự phân hóa lãnh thổ về tự nhiên, kinh tế xã hội của nước ta và địa lý tỉnh, thành phố nơi em đang sinh sống và học tập. Để đạt được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải nắm vững phương pháp, nội dung chương trình để dạy bài kiến thức mới, bài thực hành, bài ôn tập hệ thống hóa kiến thức từ đó giúp học sinh nắm kiến thức một cách hiệu quả tốt nhất.
Đối với sách giáo khoa cũng như chương trình địa lý 9 THCS mới đòi hỏi kỹ năng vẽ biểu đồ rất cao, đưa ra nhiều dạng biểu đồ mới và khó so với sách giáo khoa lớp 9 THCS cũ. Nhiều dạng biểu đồ học sinh còn trừu tượng như biểu đồ miền, đường….. Vì vậy mỗi giáo viên phải tìm ra phương pháp vẽ các dạng biểu đồ một cách thích hợp dễ nhớ, dễ hiểu đảm bảo tính chính xác, tính mĩ quan. Hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản cần thiết áp dụng cho việc học tập cũng như cuộc sống sau này. Trong khi dạy bài kiến thức mới có nhiều loại biểu đồ mà học sinh phải dựa vào đó nhận xét, phân tích để tìm ra kiến thức mới sau đó đi đến một kết luận địa lý và ngược lại
Trong các tiết thực hành, ôn tập, kiểm tra học sinh phải căn cứ vào bảng số liệu để lựa chọn biểu đồ thích hợp, tính cơ cấu……chuyển từ bảng số liệu thành biểu đồ từ đó học sinh nhận xét, kết luận các yếu tố địa lý được dễ dàng hơn.
Để làm được điều đó, tôi nghiên cứu chọn giải pháp: Hướng dẫn học sinh kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí. Thông qua đề tài này giúp tôi hoàn thành bài giảng kiến thức mới, bài thực hành, ôn tập kiểm tra được tốt hơn.Đồng thời việc làm này có tác dụng giúp cho học sinh củng cố lại các kiến thức đã học và rèn luyện theo kịp chương trình, kiến thức mới được học. Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp tương đương của lớp 9A, B, trường THCS XXX (Lớp 9B là nhóm thực nghiệm, lớp 9A là nhóm đối chứng). Thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế từ tuần thứ 1 đến hết tuần 25, năm học 2012 – 2013.
Qua nghiên cứu và thu thập số liệu, điểm trung bình (giá trị trung bình) thang đo kết quả của lớp thực nghiệm là 5,67; của lớp đối chứng là 4,94. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p = 0,0001<0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc rèn kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ đã giúp học sinh yêu thích hơn, kĩ năng thực hành tốt hơn và học tập có kết quả cao hơn đối với môn Địa lí.
Đề tài NCKHSPUD-SKKN Địa lí THCS: Kĩ năng vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ trong môn địa lớp 9
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi