Đề tài:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ
BẰNG ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Địa lítrong nhà trường THCSlà môn học cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, cần thiết về Trái đất và những hoạt động của con người trên bình diện quốc gia và quốc tế, làm cơ sở hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn, đồng thời rèn luyện cho HS kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước, xu thế của thời đại. Cùng với các môn học khác, môn Địa lí góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.
Để phấn đấu đạt mục tiêu giáo dục mới, chương trình và sách giáo khoa đã đổi mới, tất yếu phương pháp dạy học bộ môn cũng phải đổi mới theo. Do đó, phương pháp dạy học Địa lí theo định hướng mới, sách giáo khoa mới không chỉ buộc học sinh phải “mới” trong cách học mà còn buộc giáo viên phải “mới” trong cách dạy. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải đầu tư hơn nữa về thời gian, trí tuệ trong mỗi giờ lên lớp. Người GV có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ĐMPP dạy học. Sử dụng BĐTD là một trong hệ thống những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Muốn ứng dụng BĐTD trong ĐMPP hiệu quả, trước hết người giáo viên phải có kiến thức và kĩ năng sử dụng BĐTD.
Trên thực tế, đối với các môn KHXH nói chung và môn Địa lí nói riêng , GV thường kết hợp vừa giảng, vừa hướng dẫn HS tìm hiểu bài, vừa kết hợp ghi chép vào vở. Các học trò ghi giống nhau, ghi khá dài( ghi ngắn sợ không đủ kiến thức). Bởi thế, HS thường có tư tưởng ngại học, ngại ghi. Với dung lượng kiến thức dài, khó nhớ, khó thuộc, HS ngày càng xa rời môn học. Chính ý thức chán học, ngại học của các em đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập bộ môn. Với BĐTD sẽ giúp cả thầy và trò khắc phục trở ngại này.
Giải pháp của tôi là coi BĐTD là phương pháp, kĩ thuật quan trọng trong dạy học (Tuy nhiên không phải là phương pháp, kĩ thuật duy nhất). GV hướng dẫn cho HS hiểu bản chất của BĐTD và cách lập BĐTD.BĐTD còn gọi là lược đồ tư duy, sơ đồ tư duy…. là hình thức ghi chép, sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng, đào sâu các ý tưởng. Đó là sự kết hợp giữa các từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, đường nét phù hợp, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Song không phải bài nào và phần nào cũng cố áp dụng bản đồ tư duy mà giáo viên phải biết lựa chọn từng bài, từng phần cho phù hợp. Đồng thời giáo viên cũng cần lựa chọn việc sử dụng bản đồ tư duy với các mức độ khác nhau tuỳ thuộc đối tượng HS và kiến thức bài học.
Nghiên cứu đề tài của tôi được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 8 của trường THCS XXX . Lớp 8A là lớp thực nghiệm và lớp 8B là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được tiến hành giải pháp thay thế khi dạy các bài : T11 Khu vực Tây Nam Á, T12 Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á, T14 Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á, T16 Ôn tập học kì.
Kết quả cho thấy tác động đã thực sự có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,18; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng có giá trị trung bình là 7,39. Kết quả kiểm chứng T – Test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn về điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Qua đó chứng tỏ rằng việc Đổi mới phương pháp dạy học bằng sử dụng bản đồ tư duy là hoàn toàn có ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 8 ở các tiết Địa 8.
Đề tài NCKHSPUD-SKKN Địa lí THCS: Đổi mới phương pháp dạy học địa lí bằng ứng dụng bản đồ tư duy nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi