I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
Đối với học sinh THCS, tiếng Anh là một bộ môn khó . Mặc dù phần lớn học sinh tuy hào hứng, có ý thức nắm bắt và sử dụng tiếng Anh, dùng tiếng Anh cho mục đích giao tiếp nhưng khả năng độc lập chưa tốt( ví dụ còn rụt rè, không tự tin và sợ mắc lỗi trong khi nói). Hơn nữa cơ hội giao tiếp giành cho các em gần như không có, thêm vào đó là tính thiếu kiên trì, chóng nản nên mục đích giao tiếp của các em không thực hiện được dẫn đến việc các em bỏ cuộc.
Làm thế nào để học sinh hiểu bài , tiếp thu bài nhanh nhất, có những giờ học sôi động, thu hút được học sinh. Có những phương pháp dạy hay để học sinh dễ nắm bắt được bài ngay tại lớp luôn là những trăn trở đối với mỗi người dạy tiếng Anh như chúng tôi. Để có thành công trong mỗi giờ dạy tiếng Anh người giáo viên luôn phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học. Ví dụ: đổi mới phương pháp dạy từ vựng, ngữ pháp cấu trúc câu và các kỹ năng (nghe , nói , đọc , viết).
Vậy làm thế nào để gây hứng thú và giúp các em say mê, nắm bắt được môn học này? Trong giai đoạn đổi mới, nhờ có phương pháp dạy học tích cực “ lấy người học làm trung tâm” đã giúp tôi- một giáo viên THCS dạy tiếng nước ngoài cụ thể là môn Anh văn- phần nào giải quyết được việc dạy tiếng Anh trong trường THCS, nâng cao được chất lượng dạy học. Tôi luôn hiểu và nhận thức rõ vị trí, vai trò và nghĩa vụ của mình, của bộ môn mình phụ trách. Xác định được tầm quan trọng của việc dạy tiếng Anh giao tiếp cho học sinh THCS, tôi nghiên cứu chọn giải pháp: Nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở trường THCS thông qua việc tổ chức các trò chơi trong giờ học.
Việc sử dụng các trò chơi trong giờ học có tác dụng giúp học sinh tiếp thu bài học một cách chủ động dễ nhớ dễ thuộc và tạo hứng thú cho học sinh học tập.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 7 Trường THCS XXX . Lớp 7A là thực nghiệm và Lớp 7B là lớp đối chứng. Thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế từ tuần 08 đến hết tuần thứ 13, năm học 2013-2014.
Qua nghiên cứu và thu thập số liệu, kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,08; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 7,21. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc tổ chức trò chơi trong các giờ học tiếng Anh làm nâng cao kết quả học tập cho hoc sinh lớp 7 Trường THCS XXX .
NCKHSPUD –SKKN MÔN Tiếng Anh THCS: Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: sử dụng trò chơi trong giờ học tiếng anh nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 7 bậc thcs
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi