Cuối tháng 11 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015. Để tìm hiểu rõ hơn về đề án cũng như những bước triển khai tiếp theo, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn phó giáo sư, tiễn sỹ Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, ủy viên bộ phận Thường trực đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thưa ông, sau khi được Quốc hội thông qua Nghị quyết, các bước tiếp theo sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai như thế nào?
Phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống: Theo lộ trình, đến năm học 2018-2019 sẽ triển khai dạy theo chương trình, sách giáo khoa mới. Chúng ta có hơn 3 năm để làm chương trình và sách. Muốn làm sách, trước hết phải có chương trình và chuẩn chương trình.
Hiện chương trình đã có định dạng tổng thể, nguyên tắc, tư tưởng, hệ thống môn học, định hướng phát triển các môn học. Bộ đang tập trung để hình thành các tiểu ban chương trình môn học. Trong năm 2015 sẽ tập trung xây dựng chương trình. Cái khó hơn là làm chuẩn chương trình. Chương trình quy định dạy cái gì còn chuẩn chương trình là dạy nội dung đó đạt mức độ nào theo từng giai đoạn, từng lớp học.
Xây dựng xong chương trình và chuẩn, Bộ sẽ tiến hành làm sách để tới năm học 2018-2019 ít nhất có một bộ sách giáo khoa hoàn chỉnh và một số cuốn sách giáo khác.
- Nhiều ý kiến lo ngại rằng với khối lượng công việc rất lớn trong một thời gian ngắn liệu có kịp, thưa ông?
Phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống: Trong hơn ba năm phải làm hai việc đó tất nhiên là phải nỗ lực rất lớn, nhất là khi chúng ta triển khai đồng thời cả ba cấp học.
Về tiến trình là phải có chương trình, có chuẩn chương trình rồi mới làm sách nhưng kỹ thuật không nhất thiết theo lộ trình đó. Có thể cùng lúc làm chương trình chúng ta sẽ huấn luyện luôn cho các tác giả viết sách và để các tác giả liên tục tiếp cận, làm quen với chương trình và chuẩn chương trình chứ không đợi xong hoàn chỉnh chương trình mới giới thiệu. Vì thế, các tác giả sẽ có thời gian tiếp cận dần và có ý tưởng dần để có tiến độ nhanh hơn khi viết sách.
- Vậy chương trình, sách giáo khoa mới sẽ có gì khác với chương trình và sách giáo khoa hiện hành?
Phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống: Có rất nhiều điểm khác, nhưng điểm khác căn bản nhất là định hướng tiếp cận mục tiêu, chuyển từ nền giáo dục nặng nhồi nhét kiến thức hàn lâm, gây quá tải cho học sinh, sang nền giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực người học. Chương trình mới không quan tâm nhiều đến học sinh biết những gì mà quan tâm việc học sinh biết vận dụng kiến thức, liên kết với nhau để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Định hướng đó sẽ làm thay đổi rất nhiều trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, từ nội dung, phương pháp, đến cách thức tổ chức dạy học, sách giáo khoa.
- Những thay đổi đó liệu có làm học sinh bỡ ngỡ, thưa ông?
Phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống: Có những thay đổi lớn nhưng không phải mới hoàn toàn. Chương trình mới chủ yếu điều chỉnh cách dạy, cách học chứ không phải thay đổi nội dung kiến thức. Thậm chí nội dung sẽ rút bớt yếu tố lý thuyết hàn lâm, quá khó chưa cần thiết ở bậc phổ thông nên sẽ nhẹ đi.
Ví dụ vẫn những định lý, định luật đó nhưng thay đổi về cách khai thác, cách vận dụng các định luật đó vào trong cuộc sống. Chương trình ngữ văn lớp 6 trước đây dạy 4, 5 truyền thuyết thì giờ chỉ học một truyền thuyết, nhưng giáo viên sẽ hướng dẫn cho các em cách đọc, hiểu một truyền thuyết như thế nào, từ đó các em sẽ có kỹ năng để tự tìm đọc những truyền thuyết khác. Cũng trong môn học này, trước đây chúng ta chỉ chú ý đến kỹ năng đọc và viết thì bây giờ sẽ chú trọng cả việc nghe và nói, để học sinh biết cách trình bày quan điểm một cách mạch lạc…
- Mục đích học và phương pháp dạy thay đổi, thi cử sẽ thay đổi theo như thế nào, thưa phó giáo sư?
Phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống: Thi cử tất nhiên cũng thay đổi theo. Đề thi không kiểm tra kiến thức học thuộc lòng mà phải đo được năng lực, cách nghĩ, tư duy của học sinh, cách xử lý vấn đề. Thi không nhằm kiểm tra xem học sinh biết gì mà là biết vận dụng kiến thức như thế nào. Vì thế, bài thi không thể thể nhắc lại các bài học cũ mà phải có yêu cầu cao hơn nhiều, nhất là trong bối cảnh nhiều sách giáo khoa thì thi cử sẽ không phụ thuộc bất kỳ cuốn sách nào mà phải căn cứ vào chuẩn chương trình.
- Nghĩa là yêu cầu của đề thi nằm trong chương trình nhưng nội dung cụ thể (văn bản, tình huống, dữ liệu…) có thể nằm ngoài sách giáo khoa, thưa ông?
Phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống: Đúng thế. Ví dụ ở trường dạy các em cách đọc hiểu một văn bản thì thi sẽ có một văn bản khác ngoài sách để đánh giá xem các em vận dụng các kỹ năng đọc hiểu văn bản đó như thế nào.
- Một điểm cũng khá được dư luận quan tâm trong chương trình mới là sẽ có 20% thời lượng được thiết kế mềm dẻo để các địa phương linh hoạt trong bổ sung nội dung, bố trí thời gian giảng dạy. Nhiều ý kiến cho rằng 20% là quá nhiều. Ông có thể giải thích rõ hơn vấn đề này?
Phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống: Chúng tôi đã tham khảo chương trình của nhiều nước và tất cả chương trình của các nước phát triển đều theo hướng này. Tôi muốn nhấn mạnh lại ở đây là 20% thời lượng chứ không phải 20% nội dung chương trình.
Với 20% thời lượng đó sẽ giúp địa phương làm hai việc. Thứ nhất là giới thiệu các vấn đề về lịch sử, văn hóa, xã hội của địa phương, các yêu cầu mà địa phương cho là cần thiết… Thứ hai là để các nhà trường linh hoạt bố trí lịch học cho phù hợp với đặc thù như tránh mưa gió, rét, lũ lụt…
-Vậy địa phương sẽ phải làm gì để có thể cùng Bộ hoàn chỉnh nội dung này, thưa ông?
Phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống: Địa phương có vai trò hết sức quan trọng. Trước hết, họ hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc cử giáo viên giỏi để tham gia làm chương trình, sách giáo khoa. Điều này nhằm đảm bảo tính thực tiễn, khả thi của chương trình và sách mới.
Các địa phương cũng sẽ phải rà soát lại cả về cơ sở vật chất và đội ngũ nhân lực để phối hợp với trung ương bổ sung, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình, sách giáo khoa mới.
Bên cạnh đó, địa phương phải xác định được nội dung giáo dục của mình trong 20% thời lượng chương trình và lập ban đổi mới của địa phương để cùng Ban đổi mới chương trình quốc gia thực hiện đồng bộ việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa.
Tất nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ không buông hoàn toàn để địa phương tự làm mà sẽ có hướng dẫn để địa phương thực hiện.
-Xin cảm ơn ông!
- Thưa ông, sau khi được Quốc hội thông qua Nghị quyết, các bước tiếp theo sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai như thế nào?
Phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống: Theo lộ trình, đến năm học 2018-2019 sẽ triển khai dạy theo chương trình, sách giáo khoa mới. Chúng ta có hơn 3 năm để làm chương trình và sách. Muốn làm sách, trước hết phải có chương trình và chuẩn chương trình.
Hiện chương trình đã có định dạng tổng thể, nguyên tắc, tư tưởng, hệ thống môn học, định hướng phát triển các môn học. Bộ đang tập trung để hình thành các tiểu ban chương trình môn học. Trong năm 2015 sẽ tập trung xây dựng chương trình. Cái khó hơn là làm chuẩn chương trình. Chương trình quy định dạy cái gì còn chuẩn chương trình là dạy nội dung đó đạt mức độ nào theo từng giai đoạn, từng lớp học.
Xây dựng xong chương trình và chuẩn, Bộ sẽ tiến hành làm sách để tới năm học 2018-2019 ít nhất có một bộ sách giáo khoa hoàn chỉnh và một số cuốn sách giáo khác.
- Nhiều ý kiến lo ngại rằng với khối lượng công việc rất lớn trong một thời gian ngắn liệu có kịp, thưa ông?
Phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống: Trong hơn ba năm phải làm hai việc đó tất nhiên là phải nỗ lực rất lớn, nhất là khi chúng ta triển khai đồng thời cả ba cấp học.
Về tiến trình là phải có chương trình, có chuẩn chương trình rồi mới làm sách nhưng kỹ thuật không nhất thiết theo lộ trình đó. Có thể cùng lúc làm chương trình chúng ta sẽ huấn luyện luôn cho các tác giả viết sách và để các tác giả liên tục tiếp cận, làm quen với chương trình và chuẩn chương trình chứ không đợi xong hoàn chỉnh chương trình mới giới thiệu. Vì thế, các tác giả sẽ có thời gian tiếp cận dần và có ý tưởng dần để có tiến độ nhanh hơn khi viết sách.
- Vậy chương trình, sách giáo khoa mới sẽ có gì khác với chương trình và sách giáo khoa hiện hành?
Phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống: Có rất nhiều điểm khác, nhưng điểm khác căn bản nhất là định hướng tiếp cận mục tiêu, chuyển từ nền giáo dục nặng nhồi nhét kiến thức hàn lâm, gây quá tải cho học sinh, sang nền giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực người học. Chương trình mới không quan tâm nhiều đến học sinh biết những gì mà quan tâm việc học sinh biết vận dụng kiến thức, liên kết với nhau để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Định hướng đó sẽ làm thay đổi rất nhiều trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, từ nội dung, phương pháp, đến cách thức tổ chức dạy học, sách giáo khoa.
- Những thay đổi đó liệu có làm học sinh bỡ ngỡ, thưa ông?
Phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống: Có những thay đổi lớn nhưng không phải mới hoàn toàn. Chương trình mới chủ yếu điều chỉnh cách dạy, cách học chứ không phải thay đổi nội dung kiến thức. Thậm chí nội dung sẽ rút bớt yếu tố lý thuyết hàn lâm, quá khó chưa cần thiết ở bậc phổ thông nên sẽ nhẹ đi.
Ví dụ vẫn những định lý, định luật đó nhưng thay đổi về cách khai thác, cách vận dụng các định luật đó vào trong cuộc sống. Chương trình ngữ văn lớp 6 trước đây dạy 4, 5 truyền thuyết thì giờ chỉ học một truyền thuyết, nhưng giáo viên sẽ hướng dẫn cho các em cách đọc, hiểu một truyền thuyết như thế nào, từ đó các em sẽ có kỹ năng để tự tìm đọc những truyền thuyết khác. Cũng trong môn học này, trước đây chúng ta chỉ chú ý đến kỹ năng đọc và viết thì bây giờ sẽ chú trọng cả việc nghe và nói, để học sinh biết cách trình bày quan điểm một cách mạch lạc…
- Mục đích học và phương pháp dạy thay đổi, thi cử sẽ thay đổi theo như thế nào, thưa phó giáo sư?
Phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống: Thi cử tất nhiên cũng thay đổi theo. Đề thi không kiểm tra kiến thức học thuộc lòng mà phải đo được năng lực, cách nghĩ, tư duy của học sinh, cách xử lý vấn đề. Thi không nhằm kiểm tra xem học sinh biết gì mà là biết vận dụng kiến thức như thế nào. Vì thế, bài thi không thể thể nhắc lại các bài học cũ mà phải có yêu cầu cao hơn nhiều, nhất là trong bối cảnh nhiều sách giáo khoa thì thi cử sẽ không phụ thuộc bất kỳ cuốn sách nào mà phải căn cứ vào chuẩn chương trình.
- Nghĩa là yêu cầu của đề thi nằm trong chương trình nhưng nội dung cụ thể (văn bản, tình huống, dữ liệu…) có thể nằm ngoài sách giáo khoa, thưa ông?
Phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống: Đúng thế. Ví dụ ở trường dạy các em cách đọc hiểu một văn bản thì thi sẽ có một văn bản khác ngoài sách để đánh giá xem các em vận dụng các kỹ năng đọc hiểu văn bản đó như thế nào.
- Một điểm cũng khá được dư luận quan tâm trong chương trình mới là sẽ có 20% thời lượng được thiết kế mềm dẻo để các địa phương linh hoạt trong bổ sung nội dung, bố trí thời gian giảng dạy. Nhiều ý kiến cho rằng 20% là quá nhiều. Ông có thể giải thích rõ hơn vấn đề này?
Phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống: Chúng tôi đã tham khảo chương trình của nhiều nước và tất cả chương trình của các nước phát triển đều theo hướng này. Tôi muốn nhấn mạnh lại ở đây là 20% thời lượng chứ không phải 20% nội dung chương trình.
Với 20% thời lượng đó sẽ giúp địa phương làm hai việc. Thứ nhất là giới thiệu các vấn đề về lịch sử, văn hóa, xã hội của địa phương, các yêu cầu mà địa phương cho là cần thiết… Thứ hai là để các nhà trường linh hoạt bố trí lịch học cho phù hợp với đặc thù như tránh mưa gió, rét, lũ lụt…
-Vậy địa phương sẽ phải làm gì để có thể cùng Bộ hoàn chỉnh nội dung này, thưa ông?
Phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống: Địa phương có vai trò hết sức quan trọng. Trước hết, họ hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc cử giáo viên giỏi để tham gia làm chương trình, sách giáo khoa. Điều này nhằm đảm bảo tính thực tiễn, khả thi của chương trình và sách mới.
Các địa phương cũng sẽ phải rà soát lại cả về cơ sở vật chất và đội ngũ nhân lực để phối hợp với trung ương bổ sung, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình, sách giáo khoa mới.
Bên cạnh đó, địa phương phải xác định được nội dung giáo dục của mình trong 20% thời lượng chương trình và lập ban đổi mới của địa phương để cùng Ban đổi mới chương trình quốc gia thực hiện đồng bộ việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa.
Tất nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ không buông hoàn toàn để địa phương tự làm mà sẽ có hướng dẫn để địa phương thực hiện.
-Xin cảm ơn ông!
Đổi mới giáo dục sau năm 2015: Đề thi sẽ nằm ngoài sách giáo khoa
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi