Vấn đề đổi mới phương pháp, phát huy tính tích cực của học sinh đã được đặt ra trong ngành giáo dục của nước ta từ những năm 1960 và đặc biệt cấp thiết trong tình hình hiện nay. Đối với môn Ngữ Văn, những tiết học khái quát văn học hay ôn tập, nếu giáo viên không biết vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, tiết học sẽ khô khan, học sinh thiếu hứng thú. Thông thường giáo viên chỉ chú ý đến đổi mới phương pháp trong những giờ đọc văn, ít chú ý đến bài khái quát hay ôn tập. Những bài học khái quát về một thời kì văn học hay ôn tập văn học rất quan trọng. Nó giúp các em có cái nhìn hệ thống khái quát về một thời kì, một giai đoạn văn học Việt Nam đồng thời biết đặt văn bản văn học cụ thể trong giai đoạn, thời kì phát triển của nó, nắm vững được kĩ năng xử lí đề, lập ý, hành văn… Với những tiết học trên, giáo viên có thể sử dụng đa dạng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: sơ đồ hoá kiến thức, dạy học bằng kĩ thuật “bản đồ tư duy”, lập biểu bảng hay sử dụng kĩ thuật “phòng tranh” …để phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.Với những bài khái quát, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trên, giúp học sinh vừa rèn kĩ năng tổng hợp, khái quát vấn đề vừa dễ dàng thẩm thấu kiến thức. Với những giờ học ôn tập, nó giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức đã học. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học trong các tiết học khái quát thời kì văn học, ôn tập văn học 11”
Đề tài NCKHSPUD Ngữ văn 11: Đổi mới phương pháp dạy học trong các tiết học khái quát thời kì văn học và ôn tập- Ngữ văn 11
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi