1. Từ năm 2015 Bộ GDĐT tổ chức 1 kỳ thi quốc gia (gọi là kỳ thi THPT quốc gia) lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh ĐH, CĐ (trước đây tổ chức hai kỳ thi gồm thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH,CĐ). Thời gian thi vào trung tuần tháng 6 (năm 2015 thi vào các ngày 9, 10, 11, 12 tháng 6).
2. Số môn thi tối thiểu là 4 môn, gồm 3 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 1 môn tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.
- Học sinh không học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng dạy học(Giáo viên dạy môn Ngoại ngữ thiếu hoặc chưa đạt chuẩn, năng lực ngoại ngữ và phương pháp dạy học; việc thực hiện chương trình không liên tục; do học sinh chuyển trường nên phải học đổi môn Ngoại ngữ; nhà trường ở nơi có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, trang thiết bị dạy học, thực hành tiếng chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học…), được chọn môn thi thay thế trong số các môn tự chọn (do Sở GDĐT báo cáo và Bộ GDĐT quyết định).
- Học sinh có chứng chỉ Ngoại ngữ theo quy định của Bộ GDĐT sẽ được xem xét miễn thi môn Ngoại ngữ để xét công nhận tốt nghiệp (ví dụ chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như TOEFL International; TOEFL Junior; IELTS; CAE; FCE; KET; PET; Movers; Flyers hoặc tương đương còn hiệu lực).
- Ngoài 4 môn thi tối thiểu, học sinh có thể đăng ký thi thêm các môn còn lại phù hợp với phương án tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ để có thêm cơ hội vào học ở các trường ĐH, CĐ; học sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ cần đăng ký các môn thi phục vụ cho tuyển sinh ĐH, CĐ.
3.Đề thi với định dạng cơ bản tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 theo hướng đánh giá năng lực người học ở cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh.
- Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí: Thi tự luận, thời gian 180 phút.
- Các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ: Thi trắc nghiệm, thời gian 90 phút.
4. Địa điểm thi.
Cùng một lúc:
- Tổ chức tập trung theo cụm do trường ĐH có uy tín được Bộ GDĐT giao nhiệm vụ(tương tự như các cụm thi ĐH năm 2014 nhưng tăng thêm số lượng các cụm thi để tạo thuận lợi cho thí sinh).
- Tại các địa phương không có cụm thi do trường đại học chủ trì, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những thí sinh tham dự kỳ thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, Bộ GDĐT sẽ thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức một số cụm thi do các sở GDĐT chủ trì.
Những thí sinh thi tại cụm thi địa phương chỉ thi 4 môn tối thiểu để xét tốt nghiệp THPT, vẫn có thể được xét tuyển vào ĐH, CĐ nhưng cơ hội hạn chế, phụ thuộc vào qui định của các trường ĐH, CĐ. Do đó các em cần cân nhắc kỹ trước khi đăng ký tham dự Kỳ thi (theo cụm hay tại địa phương) phù hợp với nguyện vọng, năng lực cá nhân và điều kiện của gia đình.
5. Điểm thi của thí sinh trong Kỳ thi được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT (sử dụng kết quả 4 môn thi tối thiểu với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm khuyến khích (nếu có) để xét công nhận tốt nghiệp THPT) và tuyển sinh ĐH, CĐ.
Thí sinh sẽ dự thi trước, đăng ký tuyển sinh vào ngành và trường ĐH, CĐ sau khi có kết quả thi.
6. Tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Trước ngày 01 tháng 01 hàng năm, các trường ĐH, CĐ công bố phương thức tuyển sinh, mức độ và cách thức sử dụng kết quả của kỳ thi để tuyển sinh.
Căn cứ kết quả thi, Bộ GDĐT công bố ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu đối với từng môn (khác với trước đây điểm sàn là tổng điểm 3 môn thi ĐH, CĐ). Các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi dựa trên ngưỡng điểm này để tuyển sinh theo quy định của quy chế.
Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường ĐH, CĐ và kết quả thi của mình, học sinh đăng ký tuyển sinh vào các trường theo nguyện vọng cá nhân.
Phương thức tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ gồm 1 trong các phương thức sau:
- Xét tuyển dựa trên kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia;
- Xét tuyển dựa trên kết quả học tập tại THPT của thí sinh;
- Tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng (không sử dụng kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia);
- Sử dụng kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia để làm căn cứ tuyển sinh. Các trường tùy thuộc tính đặc thù của ngành đào tạo, có thể bổ sung các hình thức kiểm tra năng lực như sơ tuyển, kiểm tra năng khiếu, phỏng vấn, viết luận, kiểm tra IQ và các hình thức phù hợp khác.
- Kết hợp thi tuyển và xét tuyển (ví dụ các ngành năng khiếu).
MỘT SỐ ĐỔI MỚI CĂN BẢN NHẤT TRONG KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi