NCKHSPUD Sinh học THCS, SKKN Sinh học THCS: Đổi mới phương pháp dạy học: Lồng ghép kiến thức giáo dục môi trường cho học sinh lớp 9 trường THCS xxx thông qua bộ môn Sinh học
Ngành giáo dục phải có nhiệm vụ trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức. Dạy học lồng ghép về giáo dục môi trường trong các bộ môn, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường xung quanh là một hình thức thiết thực nhất. Để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nhiều giáo viên giảng dạy bộ môn Sinh học đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học bằng nhiều hình thức như tìm tòi nghiên cứu các tài liệu liên quan đến môi trường từ đó với mỗi bài cụ thể tìm những phương pháp thích hợp để đưa vào từng phần bài học sao cho hiệu quả nhất song những phương pháp mà giáo viên sử dụng khi đưa kiến thức về môi trường vẫn chỉ dừng lại ở phương pháp trần thuật, giảng giải, giải thích vấn đề hay thầy hỏi trò trả lời. Kết quả là học sinh chưa hiểu sâu sắc bản chất của vấn đề nên đã có những suy nghĩ và hành động tác động đối với môi trường thật sự chưa chuẩn mực. Điều đó cho ta thấy rằng hiệu quả giờ dạy còn rất hạn chế.
Giải pháp của tôi là sử dụng phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề khi tích hợp lồng ghép giáo dục cho học sinh lớp 9 ý thức bảo vệ môi trường thông qua các bài của môn sinh học thay vì sử dụng một số phương pháp dạy học mà ở đây thầy chủ động còn trò thụ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức và coi đó là con đường giúp các em hiểu sâu sắc toàn diện hơn về những kiến thức về môi trường và các kỹ năng bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương là 2 lớp 9 trường THCS xxx - xxx - xxx (Lớp 9A là lớp thực nghiệm và lớp 9C là lớp đối chứng). Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài từ tiết 56 đến tiết 58. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,18 còn điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 7,39. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
NCKHSPUD Sinh học THCS, SKKN Sinh học THCS: Đổi mới phương pháp dạy học: Lồng ghép kiến thức giáo dục môi trường cho học sinh lớp 9 trường THCS xxx thông qua bộ môn Sinh học
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi