CHỦ ĐỀ 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
1. Công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế – xã hội
a) Bối cảnh
- 30 – 4 – 1975 : Miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất.
- Kinh tế đất nước rơi vào khủng hoảng kéo dài, lạm phát phi mã do hậu quả của chiến tranh và điểm xuất phát của nền kinh tế thấp.
b) Công cuộc Đổi mới
Quá trình : 1979 : Manh nha ; 1986 : Khẳng định.
Xu thế : Ba xu thế chính :
- Dân chủ hoá đời sống kinh tế xã hội.
- Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
- Tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế.
c) Kết quả
- Đất nước thoát khỏi khủng hoảng, lạm phát bị đẩy lùi.
- Tốc độ phát triển kinh tế khá cao : 0,2% (1975 – 1980) tăng lên 7,3% (2003) và 8,4% (2005).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất và tăng nhanh nhất trong cơ cấu GDP).
- Cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế cũng chuyển biến tích cực (hình thành 3 vùng trọng điểm kinh tế, vùng sâu vùng xa, miền núi hải đảo được ưu tiên phát triển).
- Đã giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc.
2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực
a) Bối cảnh
- Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu của thời đại tạo cho nước ta nhiều thời cơ nhưng cũng có nhiều thách thức.
- Việt Nam và Hoa Kì bình thường hoá quan hệ (1995);
- 07 – 1995 là thành viên thứ 7 của khối Asean
- Việt Nam tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (AFEC)
- 2006, sau 11 năm đàm phán, Việt Nam trở thành thành viên 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
b) Kết quả
– Đã thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI); Đầu tư gián tiếp của nước ngoài (FPI), cùng với nó là việc mở rộng thị trường chứng khoán, cải thiện môi trường đầu tư… Các nguồn vốn này có tác động tích cực đến việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, hiện đại hoá đất nước.
- Hợp tác kinh tế – khoa học – kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực… được đẩy mạnh.
- Ngoại thương được phát triển ở tầm cao mới: tổng giá trị xuất khẩu tăng nhanh, 1985 (3,0 tỉ USD), năm 2005 (69,4 tỉ USD), BQ chung (1986-2005) tăng 17,9%. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lớn về các mặt hàng (dệt, may, thiết bị điện tử, tàu biển, gạo, cà phê, điều, hồ tiêu, thuỷ sản các loại)
- Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
3. Một số định hướng để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới
- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển tri thức.
- Đẩy mạnh hội nhập quốc tế để tăng tiềm lực quốc gia.
- Tăng cường bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển bền vững.
TÀI LIỆU LUYỆN THI CĐ – ĐH MÔN ĐỊA LÍ: CHỦ ĐỀ 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯ¬ỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi