CHỦ ĐỀ 3: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
NỘI DUNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
1.1. Vị trí địa lí
- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương tiếp giáp Biển Đông gần trung tâm ĐNÁ, trên các đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế.
- Việt Nam nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khu vực có hoạt động kinh tế sôi động nhất thế giới.
1.2. Phạm vi lãnh thổ
Lãnh thổ Việt Nam gồm 3 bộ phận :
- Phần đất liền : Có diện tích 331.212 km2 (2006- số liệu của TCTK). Hệ toạ độ : 8º34’B – 23º23’B và 102º10’Đ – 109º24’Đ. Tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Cam-pu-chia ở phía tây, phía đông và nam giáp Biển Đông và vịnh Thái Lan, nằm hoàn toàn trong múi giờ số 7.
- Phần biển : Có diện tích trên 1 triệu km2 gồm 5 bộ phận : nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Nếu kể cả biển, lãnh thổ nước ta kéo dài xuống tận vĩ tuyến 6º50’B và ra tận kinh tuyến 117º20’Đ.
- Vùng trời: Là khoảng không gian vô tận bao phủ lên trên lãnh thổ.
1.3. Ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
a. Ý nghĩa tự nhiên
+ Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Vị trí và lãnh thổ tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên, sự phong phú về tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật.
+ Vị trí địa lý nước ta nằm trong khu vực có nhiều thiên tai
b. Ý nghĩa kinh tế – xã hội và quốc phòng
+ Về kinh tế : Vị trí địa lý rất thuận lợi trong giao lưu với các nước và phát triển kinh tế.
+ Về văn hoá – xã hội: vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
+ Về an ninh, quốc phòng: nước ta có một vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
TÀI LIỆU LUYỆN THI CĐ – ĐH MÔN ĐỊA LÍ: CHỦ ĐỀ 3: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN NỘI DUNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi