CHỦ ĐỀ 3: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN .
NỘI DUNG 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN
- Đất nước nhiều đồi núi
- Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- Thiên nhiên phân hóa đa dạng
3.1. Đất nước nhiều đồi núi
3.1.1. Đặc điểm chung của địa hình
a. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4
- Đồi núi có độ cao < 1000m chiếm 85% diện tích, núi cao > 2000m chỉ chiếm 1%
b. Cấu trúc địa hình khá đa dạng
- Địa hình nước ta được Tân kiến tạo làm trẻ và có tính phân bậc rõ rệt
- Địa hình thấp dần từ TB xuống ĐN
- Đồi núi chạy theo 2 hướng chính:
+ Hướng TB – ĐN: vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
+ Hướng vòng cung: vùng Đông Bắc và Nam Trường Sơn
c. Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
- Các quá trình xâm thực, bào mòn, rửa trôi, bồi tụ phát triển mạnh mẽ
- Quá trình cácxtơ phát triển mạnh
- Lớp vỏ phong hóa và lớp phủ sinh vật dày
d. Địa hình VN đã chịu tác động mạnh mẽ của con người
- Các hoạt động của con người: khai mỏ, giao thông, thủy điện, nông nghiệp, công nghiệp… đều tác động đến địa hình
- Làm xuất hiện nhiều kiểu dạng địa hình mới cả âm và dương => biến đổi cảnh quan
3.1.2. Các khu vực địa hình
a. Khu vực đồi núi:
* Những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
Yếu tố | Vùng núi Đông Bắc | Vùng núi Tây Bắc |
Ranh giới | Từ đứt gãy s.Hồng ra phía Đông | Từ đứt gãy s.Hồng về phía T, phía N đến thung lũng s.Cả |
Độ cao và hình thái | - Núi thấp: hTB: 500 – 600m - Địa hình thấp dần từ TB – ĐN: các dãy núi cao đồ sộ ở giáp biên giới Việt – Trung, càng về ĐN núi càng thấp dần, thung lũng rộng | - Vùng núi và cao nguyên cao nhất nước ta: h trên 2000m - Hình thái núi rất trẻ: núi cao, thung lũng hẹp, sườn rất dốc |
Hướng núi | Hướng núi chủ yếu là vòng cung như: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều | - Núi, cao nguyên, thung lũng đều chạy thẳng tắp theo hướng TB – ĐN như: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao - Các cao nguyên: Tà Phình, Xin Chải, Sơn La, Mộc Châu |
*. Những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn
Yếu tố | Vùng núi Bắc Trường Sơn | Vùng núi Nam Trường Sơn |
Ranh giới | Từ S. Cả đến dãy Bạch Mã | Từ Bạch Mã đến cực Nam Trung Bộ |
Độ cao và hình thái | Hẹp ngang, cao ở 2 đầu, thấp ở giữa: - Bắc là vùng núi cao Tây Nghệ An - Nam là vùng núi trung bình Tây Thừa Thiên Huế - Giữa vùng núi thấp Quảng Bình | - Núi cao đồ sộ, nhiều đỉnh trên 2000m, dốc đứng xuống đồng bằng ven biển - Hệ cao nguyên xếp tầng điển hình, độ cao từ 500 – 800 – 1000 – 1500m, được phủ lớp ba zan dày |
Hướng núi | Gồm nhiều dãy chạy song song và so le theo hướng TB – ĐN như: Pu lai leng – Rào Cỏ, Phong Nha – Kẻ Bàng, Hoành Sơn, Bạch Mã | - Hướng núi có 2 đoạn: đoạn đầu hướng B – N, đoạn cuối hướng ĐB – TN - Các cao nguyên: Plây Ku, Đắc Lắc, Mơ Nông, Di Linh |
b. Khu vực đồng bằng
b.1. Đồng bằng châu thổ
Nước ta có 2 đồng bằng châu thổ lơn là: ĐBSH và ĐBS. Cửu Long
* Giống nhau
- Đều là hai đồng bằng châu thổ do sông bồi đắp trên vịnh biển nông, thềm lục địa rộng
- Địa hình tương đối bằng phẳng
- Đều có đất phù sa màu mỡ
* Khác nhau
Yếu tố | Đồng bằng sông Hồng | Đồng bằng sông Cửu Long |
Diện tích | Diện tích: 15.000 km2 | Diện tích: 40.000 km2 |
Địa hình | - Do bồi tụ phù sa của s.Hồng - Địa hình cao ở rìa phía T, TB, thấp dần ra biển. - Có hệ thống đê điều nên bề mặt bị chia cắt thành các ô: có khu ruộng cao, có vùng trũng ngập nước | - Do bồi tụ phù sa của s. Cửu Long - Địa hình rất thấp và bằng phẳng, nên dễ ngập nước vào mùa mưa và ảnh hưởng mạnh của thủy triều. - Không có hệ thống đê điều, nhưng hệ thống kênh rạch chằng chịt |
Đất đai | - Đất trong đê ko được bồi tụ thường xuyên, khai thác lâu đời đất dễ bạc màu. - Đất ngoài đê được bồi tụ thường xuyên, đất rất tốt | - Đất phù sa được bồi tụ hàng năm nên rất màu mỡ. - Do thấp nên 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn và đất phèn |
b.2. Dải đồng bằng ven biển miền Trung
- Tổng diện tích: 15.000 km2
- Địa hình ĐB hẹp ngang và bị núi chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ:
+ Hạ lưu của các con sông lớn thì đồng bằng tương đối rộng như đồng bằng Thanh – Nghệ – Tĩnh, Nam – Ngãi – Định
+ Vùng ven biển thềm lục địa hẹp, núi ăn lan sát biển thì đồng bằng rất nhỏ hẹp như đồng bằng Bình – Trị – Thiên, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận…
+ Địa hình đồng bằng thường có 3 dải: Giáp biển là cồn cát, đầm phá. Giữa là vùng trũng thấp. Trong cùng được bồi tụ thành đồng bằng
- Đất đai không màu mỡ lắm: Ở những đồng bằng hạ lưu sông đất phù sa tương đối màu mỡ, ở những đồng bằng ven biển chủ yếu là đất cát, kém màu mỡ.
3.1.3. Thế mạnh và hạn chế của các khu vực địa hình đối với sự phát
triển KT – XH nước ta
KV địa hình | Thế mạnh | Hạn chế |
Khu vực đồi núi | - Có nhiều khoáng sản: than, sắt, thiếc, đồng, chì, vàng, bạc.. - Nhiều rừng và đất trồng, cao nguyên đồng cỏ có khả năng phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, chăn nuôi… - Sông suối có giá trị thủy điện - Nhiều tiềm năng du lịch | - Quá trình bào mòn, rửa trôi, xâm thực mạnh - Nhiều thiên tai như lũ quét, trượt đất, động đất, sương giá, sương muối, mưa đá xảy ra - Rừng bị tàn phá nặng nề |
Khu vực đồng bằng | - Đất đai màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp nhiệt đới, sản phẩm đa dạng - Địa hình tạo thuận lợi cho phát triển GT đường bộ, đường sông và phát triển công nghiệp - Nhiều nguồn lợi thủy sản, khoáng sản, lâm sản | - Bão, lũ, hạn hán thường xuyên xảy ra - Đất đai bị bạc màu, phèn mặn… |
3.2. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
3.2.1. Khát quát về biển Đông
- Biển Đông lớn thứ 2 ở TBD, diện tích: 3,477 triệu km2
- Là biển kín: Phía Đ, ĐN được bao bọc bởi các đảo và quần đảo: quần đảo Philippin, Mã lai
- Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, nên ảnh hưởng đến các yếu tố: nhiệt độ, độ mặn, sóng, thủy triều, sinh vật biển…
- Biển Đông có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố tự nhiên ở đất liền và cả đến sự phát triển KT – XH
3.2.2. Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên VN
* Ảnh hưởng đến khí hậu
- Điều hòa khí hậu: do đặc điểm, tính chất của nước nên các vùng ven biển khí hậu điều hòa hơn
- Làm tăng ẩm cho không khí, các luồng gió qua biển tăng ẩm vào đất liền gặp địa hình chắn gió thường gây mưa lớn
*. Ảnh hưởng đến địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
- Tạo nên nhiều dạng địa hình ven biển: Cồn cát, đầm phá, bãi triều, vũng vịnh, các dạng bờ biển, đồng bằng…
- Có nhiều hệ sinh thái ven biển: rừng ngập mặn, rừng phèn, san hô,… (rừng ngập mặn ở VN: 450.000 ha, lớn thứ 2 TG)
- Các HST trên các đảo cũng đa dạng
3.2.3. Các nguồn lợi về TNTN và những thiên tai ở vùng biển có ảnh hưởng đến phát triển KT – XH nước ta
a. Nguồn lợi về TNTN của vùng biển nước ta
- Biển Đông giàu hải sản: Cá, Tôm, Cua, Mực, Rong, Tảo…( trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, hàng 1000 loài nhuyễn thể, 650 loài rong tảo) => Rất có giá trị cho khai thác và chế biến hải sản
- Biển Đông giàu khoáng sản: dầu khí, cát, muối, ti tan, năng lượng sóng, thủy triều… => Rất có giá trị CN
- Là đường GT quan trọng để quan hệ với thế giới.
- Biển Đông giàu về TN du lịch, nghỉ dưỡng
Tất cả những nguồn lợi trên tạo điều kiện để nước ta có thể khai thác tổng hợp kinh tế biển.
b. Những thiên tai
- Biển Đông nước ta nhiều thiên tai: bão, động đất, sóng thần..
- Sạt lở bờ biển
- Cát lấn đồng ruộng
3.3. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
3.3.1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a. Nguyên nhân:
- Nằm trong vòng nội chí tuyến BBC,1 năm có 2 lần MT lên thiên đỉnh
- Nước ta giáp biển, các luồng gió đến, nước ta đều qua biển nên tăng ẩm
- Nước ta nằm trong khu vực gió mùa => chịu ảnh hưởng của các hoàn lưu gió mùa
b. Biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm
- Tính chất nhiệt đới ẩm:
+ Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn luôn dương
+ Nhiệt độ trung bình năm cao: > 20oC, tổng giờ nắng: 1400 – 3000 giờ/n
+ Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500 – 2000mm
+ Độ ẩm tương đối cao (trên 80%), cân bằng ẩm luôn dương
c. Biểu hiện tính chất gió mùa
- Mùa đông: ảnh hưởng của gió mùa ĐB
+ Xuất phát từ cao áp Xibia, hoạt động từ tháng 11 – 4
+ Tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc, gây mưa phùn vào cuối mùa. Vào N, gió mùa ĐB yếu đi bởi các dãy núi chắn => miền Nam khí hậu nóng và khô
- Mùa hè: có 2 luồng gió
+ Luồng gió từ Bắc ÂĐD thổi vào: hướng TN gặp dãy Trường Sơn và dãy biên giới Việt – Lào tạo nên hiệu ứng phơn khô nóng, gió này tác động mạnh nhất ở Bắc Trung Bộ và Tây Bắc
+ Luồng gió từ cao áp chí tuyến NBC thổi lên theo hướng TN, gió này nóng, ẩm thường gây mưa lớn, tác động mạnh ở miền Nam.
BẢNG TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG CỦA GIÓ MÙA Ở NƯỚC TA.
Gió mùa | Nguồn gốc | Thời gian | Phạm vi | Hướng gió | Thời tiết đặc trưng |
Mùa đông | Cao áp Xibia | Tháng 11 – 4 năm sau | Miền Bắc | Đông Bắc | - Đầu mùa: lạnh khô - Cuối mùa: lạnh ẩm |
Mùa hạ | Áp cao Ấn Độ Dương | Tháng 5 – 7 | Cả nước | Tây Nam | - Nóng ẩm ở Nam Bộ và Tây Nguyên - Nóng khô ở BTB |
Cao áp cận chí tuyến Nam | Tháng 6 – 10 | Cả nước | Tây Nam | Nóng và mưa nhiều cho cả nước. |
3.3.2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
a. Biểu hiện ở địa hình
- Các quá trình xâm thực, bào mòn, trượt lở đất… xảy ra mạnh ở vùng đồi núi tạo nên nhiều dạng địa hình: Cácxtơ, các thung lũng xâm thực, các bậc thềm, hệ thống khe rãnh, sông suối phát triển
- Quá trình bồi tụ nhanh và mạnh ở đồng bằng hạ lưu, vùng trũng thấp => Tạo nên các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển, đồng bằng giữa núi…
b. Biểu hiện ở sông ngòi
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc: cả nước có 2360 sông dài trên 10 km.
- Lượng nước lớn: tổng 839 tỉ m3 (40% phát sinh trong lãnh thổ VN)
- Lượng phù sa lớn: tổng 200 tr tấn/n
- Chế độ nước phân hóa theo mùa rõ rệt: Mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô
c. Biểu hiện ở đất
- Lớp vỏ phong hóa dày
- Quá trình feralít là đặc trưng: Đất nghèo chất ba zơ, giàu sắt và nhôm, đất thường có màu đỏ vàng
d. Biểu hiện ở sinh vật
- Rừng VN chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng, thường xanh
- Trong rừng thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế: họ đậu, vang, dâu tằm, dầu… động vật rất phong phú
- Hiện nay rừng bị tàn phá, nhiều loại rừng thứ sinh phát triển
3.3.3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống
a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
- Nhiệt cao, ẩm lớn => Cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm, trồng nhiều vụ trong năm
- Sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, nhiều loại có giá trị cao
- Tuy nhiên, sự phân hóa mùa và tính thất thường của khí hậu cũng gây khó khăn cho sản xuất: bão lũ, hạn hán, sâu bệnh…
b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống
- TN nhiệt đới ẩm thuận lợi cho phát triển: lâm nghiệp, ngư nghiệp, GTVT, du lịch…
- Khó khăn:
+ Sự phân hóa theo mùa của khí hậu, và các hiện tượng thời tiết: dông, lốc, mưa đá, rét, nóng… => khó khăn trong hoạt động và khai thác
+ Độ ẩm cao => khó khăn trong bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản
+ Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt đều gây tổn thất lớn về người, của
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái
3.4. Thiên nhiên phân hóa đa dạng
3.4.1. Thiên nhiên phân hóa theo vĩ độ (Bắc – Nam)
a. Nguyên nhân
- Sự phân hóa B – N chủ yếu do sự thay đổi của khí hậu: Góc nhập xạ tăng từ B vào N => Nhiệt độ cũng tăng từ B vào N
- Bên cạnh đó còn có sự tham gia của địa hình và hoàn lưu gió mùa, đặc biệt là gió mùa ĐB làm cho sự phân hóa B – N càng sâu sắc thêm
b. Biểu hiện của sự phân hóa B – N
* Phần lãnh thổ phía B (từ dãy Bạch Mã trở ra)
Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
- Khí hậu nhiệt đới: to TBn: > 20oC, ảnh hưởng mạnh của gió mùa ĐB, có 3 tháng to < 18oC, mùa đông lạnh kéo dài, biên độ nhiệt năm lớn
- Cảnh quan tiêu biểu: Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có nhiều loài ôn đới: sa mu, pơ mu, thông…
* Phần lãnh thổ phía N (từ dãy Bạch Mã trở vào)
Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa
- Khí hậu quanh năm nóng: to TBn: > 25oC, không có tháng nào to < 20oC, biên độ nhiệt năm nhỏ, có 2 mùa: mưa và khô rõ rệt
- Cảnh quan tiêu biểu: rừng cận xích đạo gió mùa. Trong rừng có nhiều loài xích đạo, nhiều loài rụng lá vào mùa khô như cây họ dầu…
3.4.2. Thiên nhiên phân hóa theo kinh độ (Đông – Tây)
a. Nguyên nhân
– Do mức độ ảnh hưởng của biển vào đất liền (độ lục địa)
- Do ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa và địa hình, đặc biệt là bức chắn địa hình => thiên nhiên thay đổi từ Đ sang T
b. Biểu hiện của sự phân hóa Đ – T
Từ Đ sang T (biển vào đất liền) thiên nhiên phân hóa thành 3 dải:
- Vùng biển và thềm lục địa:
+ Vùng này rộng gấp 3 lần phần đất liền
+ Độ nông, sâu, rộng hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, đồi núi kề bên và bờ biển
+ Thiên nhiên vùng biển đa dạng, giàu có
- Vùng đồng bằng ven biển: thiên nhiên cũng thay đổi, tuy thuộc vào vùng biển phía Đ và vùng núi phía T
+ Đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ rộng, các bãi triều thấp, bằng phẳng, thềm lục địa rộng và nông, thiên nhiên trù phú theo mùa
– Đồng bằng ven biển Trung bộ: hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, bờ biển khúc khủy, thềm lục địa hẹp, sâu, có nhiều vũng vịnh, đầm phá, cồn cát, kém màu mỡ
- Vùng đồi núi phía T: phức tạp, mỗi khu vực có độ cao, hình thái và hướng khác nhau:
+ Vùng núi Đông Bắc: đồi núi thấp, hướng vòng cung, cảnh quan mang sắc thái cận nhiệt gió mùa
+ Vùng núi Tây Bắc: núi cao, hướng TB – ĐN, cảnh quan giống ôn đới
+ Vùng núi Đ Trường Sơn: núi thấp và trung bình, dốc xuống biển, mùa hè khô nóng, mưa nhiều vào mùa thu đông
+ Tây Nguyên: có mùa mưa và khô sâu sắc, cảnh quan rừng nội chí tuyến.
3.4.3. Thiên nhiên phân hóa theo đai cao
a. Nguyên nhân
– Do độ cao của địa hình
– Do ảnh hưởng của gió mùa ĐB nên mức độ và tính chất của đai cao mỗi vùng cũng khác nhau
b. Đặc điểm đai cao:Nước ta chủ yếu là đồi núi thấp nên có 3 đai chủ yếu:
* Đai nhiệt đới gió mùa
– Độ cao: 0 – 600, 700m (miền B); 0 – 900, 1000m (miền N)
– Các điều kiện tự nhiên của đai này:
+ Khí hậu: mùa hạ nóng t0 TB tháng > 25oC, độ ẩm từ khô – ẩm ướt
+ Đất phù sa chiếm 24%, đất feralít chiếm >60%
+ Sinh vật : điển hình là rừng nhiệt đới ẩm thường xanh ở vùng đồi núi thấp, mưa nhiều. Rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh, nửa rụng lá, rừng thưa, rừng ngập mặn, phèn…
* Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
– Độ cao: 600 – 2600m (miền B); 900 – 2600m (miền N)
– Các điều kiện tự nhiên của đai này:
+ Khí hậu: mát mẻ, không có tháng nào to > 25oC, mưa nhiều, độ ẩm lớn
+ Từ 600 – 1700m: rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển trên đất feralít có mùn
+ Trên 1700m rừng phát triển kém, độ ẩm cao, rêu địa y nhiều, đất mùn.
* Đai ôn đới gió mùa trên núi
– Độ cao > 2600m ( chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)
– Khí hậu ôn đới, quanh năm to <15oC, mùa đông < 5oC, thực vật ôn đới, đất mùn thô.
3.4.4. Các miền địa lí tự nhiên
Miền B và ĐB Bắc bộ | Miền TB và BTB | Miền NTB và Nanm bộ |
- Từ s.Hồng trở về phía Đông - Đặc điểm cơ bản: + Vùng đồi núi thấp, hướng vòng cung, thung lũng và đồng bằng rộng + Địa hình BB đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Đáy biển nông + Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa ĐB, có mùa đông lạnh kéo dài + TN KS giàu có: than, sắt, thiếc, chì, kẽm, đá vôi, dầu khí … - Khó khăn: thời tiết biến động, chịu ảnh hưởng của bão | - Từ s.Hồng trở về phía N đến dãy Bạch Mã - Đặc điểm cơ bản: + Vùng núi cao, hướng TB – ĐN, thung lũng và đồng bằng hẹp, có nhiều cao nguyên, lòng chảo thuận lợi cho chăn nuôi + Bờ biển, thềm lục địa hẹp, sâu, nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp có giá trị du lịch. + Gió mùa ĐB bị giảm sút do hướng núi chắn gió, nhưng lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa TN => mùa hè khô và nóng + Rừng còn nhiều ở phía T, KS giàu: sắt, thiếc, Crôm, ti tan, apatit … - Khó khăn: bão nhiều, mạnh, khô nóng, hạn hán, trượt lở đất… | - Từ dãy Bạch Mã về phía N - Đặc điểm cơ bản: + Địa hình phức tạp: có núi, cao nguyên và đồng bằng rộng lớn + Bờ biển khúc khủy, nhiều vũng vịnh, nhiều đảo ven bờ + Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt cao, biên độ nhiệt trong năm thấp, có mùa mưa và mùa khô sâu sắc + TN giàu có: Đất đai, rừng, biển, KS: dầu khí, bô xít … - Khó khăn: bão, ngập lụt, hạn vào mùa khô… |
TÀI LIỆU LUYỆN THI CĐ – ĐH MÔN ĐỊA LÍ: CHỦ ĐỀ 3: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN . NỘI DUNG 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi