PHẦN 3: ĐỊA LÍ KINH TẾ.
CHỦ ĐỀ 6. ĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ.
NỘI DUNG 5. VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN
1. Khái quát chung
– Là vùng có dt: 54.700 km2, DS: 4,9 triệu (2006), gồm 5 tỉnh
– Là vùng duy nhất không giáp biển, nhưng có vị trí chiến lược quan trọng.
a. Thuận lợi
– Là vùng giàu TNTN:
+ Đất: đất đỏ ba zan màu mỡ
+ Khí hậu cận xích đạo, gió mùa
+ Tài nguyên rừng giàu có nhất cả nước, diện tích còn nhiều, nhiều gỗ quý và nhiều động vật quý hiếm
+ Sông ngòi có giá trị thủy điện lớn thứ hai sau miền núi phía B
+ Khoáng sản ít loại, chỉ có bô xít nhưng trữ lượng rất lớn
b. Khó khăn
– Vùng thưa dân nhất, có nhiều dân tộc ít người
– Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thấp kém, văn hóa xã hội lạc hậu, đời sống vật chất còn nghèo nàn
– Thiếu lao động lành nghề và cán bộ KHKT
2. Vấn đề phát triển cây công nghiệp lâu năm
a. Điều kiện phát triển
– Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm
+ Đất ba zan màu mỡ chiếm diện tích lớn, tập trung
+ Khí hậu cận xích đạo gió mùa: 1 mùa khô và 1 mùa mưa. Do nằm trên các cao nguyên nên mát mẻ
b. Tình hình phát triển
– Các cây công nghiệp quan trọng của Tây Nguyên:
+ Cà phê: 2006 là 450.000 ha (4/5 cả nước), trong đó Đắc Lắc chiếm 259.000 ha. Cà phê có chất lượng cao, giá trị xuất khẩu lớn.
+ Chè: cây cận nhiệt, trồng trên cao nguyên cao: Lâm Đồng, Gia Lai. Có nhà máy chế biến chè Biển Hồ, Bảo Lộc.
+ Cao su: diện tích đứng thứ 2 sau ĐNB, trồng nhiều ở Gia Lai, Đắc Lắc
+ Ngoài ra còn trồng: tiêu, điều, dâu tằm…
– Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp
+ Thu hút lao động, phân bố lại dân cư
+ Thay đổi tập quán sx lạc hậu
+ Trồng cây công nghiệp là trồng rừng bảo vệ đất, khí hậu
– Để nâng cao hiệu quả kinh tế cần:
+ Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh đi đôi với bảo vệ rừng, phát triển thủy lợi
+ Đa dạng hóa cây công nghiệp
+ Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu
3. Vấn đề khai thác và chế biến lâm sản
– Rừng Tây Nguyên nhiều nhất nước
+ Che phủ 60% diện tích lãnh thổ vùng, 36% diện tích đất có rừng, 52% sản lượng gỗ có thể khai thác
+ Rừng còn nhiều gỗ quý và động vật quý
– Diện tích rừng giảm sút nhiều do khai thác bừa bãi, cháy rừng và mở rộng vùng chuyên canh cây công nghiệp
– Rừng giảm sút gây nhiều hậu quả nghiêm trọng: mất tài nguyên gỗ, mất loài quý hiếm, mực nước ngầm hạ thấp dễ gây hạn hán, đất bị xói mòn rửa trôi…
– Hiện nay nhiệm vụ trồng, tu bổ và bảo vệ rừng trở nên cấp bách: bảo vệ đất, tạo cân bằng nước, bảo vệ giống loài và tài nguyên lâm sản.
TÀI LIỆU LUYỆN THI CĐ – ĐH MÔN ĐỊA LÍ: PHẦN 3: ĐỊA LÍ KINH TẾ. CHỦ ĐỀ 6. ĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ. NỘI DUNG 5. VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi