- Các dự thảo Quy chế thi năm 2015 đã được Bộ GD-ĐT tung ra để lấy ý kiến góp ý. Tuy nhiên, có điều quan trọng nhất hiện nay, các thầy, cô giáo và HS đều chưa biết được cấu trúc đề thi năm 2015 như thế nào để biết cách dạy và học.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho biết: “Hiện nay, Bộ GD-ĐT mới chỉ công bố chung chung rằng “đề thi THPT quốc gia năm 2015 sẽ tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014″. Bộ nên có một số đề thi mang tính định hướng để các trường vận dụng. Giáo viên sẽ bám sát định hướng này để dạy, học trò cũng có hướng để ôn luyện một cách chủ động. Việc ban hành đề mẫu còn giúp cho thầy, trò các nhà trường tự đánh giá xem đã đáp ứng được yêu cầu ở mức độ nào, từ đó có sự điều chỉnh trong chỉ đạo, tổ chức và dạy học kịp thời nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi”.
Theo lịch của Bộ GD-ĐT đến tháng 7 thí sinh bắt đầu bước vào kỳ thi quan trọng vừa xét tốt nghiệp vừa là cơ sở để xét vào đại học, cao đẳng nên nhiều giáo viên và học sinh nóng lòng chờ đợi cấu trúc đề thi ra như thế nào?
Từ năm 2010 đến 2014, cấu trúc đề thi đại học môn Toán không thay đổi nhiều. Sự thay đổi lớn nhất là việc bỏ phân loại phần riêng cho ban cơ bản và ban nâng cao vào năm 2014 tạo ra sự công bằng đối với mọi thí sinh dự thi.
Trong đề thi đại học môn Toán các năm 2010 – 2014, các câu hỏi phân bổ ở mức độ dễ, trung bình, khó đảm bảo đề thi vừa sức với học sinh và vẫn phân loại được thí sinh. Trong đó, học sinh có thể dễ lấy điểm ở những câu có thuộc mức độ dễ, trung bình như chuyên đề 1, 2, 4, 8, 9 (theo bảng). Học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản, biết nhận dạng phương pháp làm một số bài toán và tính toán cơ bản có thể đạt được khoảng 5 điểm. Những câu hỏi này thường không có tính đánh đố hay yêu cầu học sinh phải tư duy, sáng tạo ở mức độ cao.
Những chuyên đề 3, 5, 6, 7 tương đối khó đòi hỏi mức độ tư duy vận dụng, vận dụng cao. Để làm được các chuyên đề này, ngoài việc nắm vững kiến thức cơ bản, học sinh còn cần rèn luyện khả năng tư duy biến đổi cũng như tích luỹ thêm các kinh nghiệm làm bài.
Nội dung kiến thức | Tỉ lệ điểm | Phân tích đề thi từ năm 2010 đến 2014 |
1. Hàm số: - Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số - Các bài toán liên quan (Ý a, b của Câu 1) | 20% | Các câu hỏi phần Hàm số có mức độ khó giảm dần. Từ năm 2010 đến năm 2013, hai câu hỏi phần hàm số ở mức độ dễ và trung bình thì đến năm 2014, cả hai ý a và b đều ở mức độ dễ. Phần kiến thức này chỉ yêu cầu học sinh nhớ được kiến thức và tính toán thành thạo.
|
2. Phương trình lượng giác | 10% | Nội dung kiến thức phần phương trình lượng giác giữ ổn định ở mức độ câu hỏi dễ. Đặc biệt, đến năm 2014 thì ở mức “siêu dễ”.
|
3. Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình | 10% (riêng năm 2010 chiếm 20%) | Đề thi năm 2010 có 1 câu bất phương trình và 1 câu hệ phương trình với tỉ lệ điểm chiếm 20%. Từ năm 2011 đến 2014, đề thi chỉ còn 1 câu hệ phương trình với mức độ câu hỏi khó yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức và tư duy vận dụng cao. Học sinh phải nắm vững các phương pháp giải phương trình, hệ phương trình và chịu khó rèn luyện thêm các bài nâng cao mới có thể giải được trong điều kiện thời gian có hạn.
|
4. Tích phân | 10% | Qua đề thi các năm, câu hỏi phần Tích phân giữ nguyên ở mức độ trung bình. Đề thi yêu cầu học sinh nắm vững các công thức Tích phân cơ bản, các phương pháp tính Tích phân và cách vận dụng các kiến thức này. ð Đây là phần kiến thức vừa sức, học sinh dễ dàng kiếm điểm ở câu này.
|
5. Hình học không gian - Thể tích - Khoảng cách | 10% | Trong đề thi đại học môn Toán, phần Hình học không gian thường yêu cầu tính thể tích và tính khoảng cách. Qua đề thi các năm, câu hỏi tính thể tích thuộc mức độ câu hỏi trung bình, câu hỏi về khoảng cách thường khó hơn. Học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức về tính chất hình học trong không gian và công thức tính thể tích là có thể làm được câu về thể tích. Yêu cầu tính khoảng cách yêu cầu học sinh phải có tư duy tốt về hình học không gian mới có thể giải được. ð Cả hai phần kiến thức thể tích và khoảng cách đều yêu cầu cấp độ tư duy thông hiểu và vận dụng. Để dành điểm phần này, học sinh cần nắm vững kiến thức hình học không gian và chăm chỉ luyện tập để rút ra được kinh nghiệm tư duy hình học không gian.
|
6. Bất đẳng thức, GTLN-GTNN | 10% (riêng năm 2010 không có) | Nội dung Bất đẳng thức, GTLN – GTNN là câu hỏi có tính phân loại cao nhất trong đề thi. (Năm 2010, đề thi không có nội dung này, thay vào đó là 2 câu HPT và BPT). Ví dụ: câu 9 đề thi Toán khối A năm 2014 Để làm được câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải thực sự có năng lực, có tư duy sáng tạo, có niềm đam mê và chịu khó rèn luyện trong suốt quá trình học phổ thông mới có thể hoàn thành. Đây có thể được coi là câu “vận dụng cao” rõ ràng nhất, là câu mà các trường TOP trên có thể sử dụng để phân loại thí sinh. |
7. Hình học phẳng | 10% | Các câu hỏi Hình học phẳng có mức độ khó tăng dần, đặc biệt là năm 2013, 2014. Trong đề thi 2014, câu hỏi hình học phẳng ở mức độ khó, yêu cầu học sinh phải tư duy ở mức độ vận dụng cao. Đây cũng là phần kiến thức mang tính phân loại thí sinh. Học sinh có mục tiêu vào các trường đại học phải tập trung ôn luyện và nắm vững kiến thức.
|
8. Hình giải tích không gian | 10% | Nội dung hình giải tích không gian trong đề thi các năm 2010-2014 nằm ở mức độ từ dễ đến trung bình, độ khó tăng dần qua các năm nhưng ở mức vừa phải và không quá sức. => Đây là phần kiến thức dễ lấy điểm trong đề thi, học sinh chỉ cần chăm chỉ rèn luyện là có thể làm được.
|
9. Tổ hợp – xác xuất – nhị thức – số phức | 10% | Nội dung kiến thức tổ hợp – xác suất – nhị thức, số phức là phần kiến thức dễ trong đề thi đại học các năm gần đây. Học sinh chỉ cần nhớ kiến thức cơ bản, thao tác tính toán đơn giản là có thể làm được.
|
Bảng: Cấu trúc đề thi đại học môn Toán từ năm 2010 đến năm 2014
Đề thi môn Toán trong năm 2015, ra như thế nào?
Dựa trên những phân tích về “bản lề”, “bước thử” năm 2014, xu hướng ra đề thi trong năm 2015 sẽ đáp ứng những tiêu chí sau:
Việc ra đề đảm bảo để học sinh đạt mức điểm trung bình. Điều này sẽ thể hiện rõ qua việc xu hướng các câu hỏi dễ tiếp tục tăng về chất và lượng. Các câu hỏi này được dùng để xét tuyển những thí sinh dự thi kì thi Quốc gia với mục đích xét tuyển tốt nghiệp THPT. Các câu hỏi này chủ yếu sẽ thuộc các phần: Khảo sát hàm số, Lượng giác, Tích phân, Tổ hợp xác suất, Số phức, Hình học giải tích.
Đề thi định hướng tăng cường các câu hỏi mang tính ứng dụng vào thực tiễn, các câu hỏi này chủ yếu sẽ thuộc phần Tích phân và Bất đẳng thức, là những kiến thức có thể vận dụng để giải các bài toán trong đời sống thực tiễn.
Đề thi sẽ tăng cường và mở rộng các câu hỏi khó và cực khó để phân loại rõ ràng thí sinh. Những câu hỏi này sẽ phát huy khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp của thí sinh vào giải quyết một vấn đề thay vì làm theo khuôn mẫu.
Một số điểm học sinh ôn thi cần lưu ý Mỗi học sinh trước hết phải đặt mục tiêu phù hợp với năng lực của bản thân. Từ mục tiêu đó, xác định phương pháp học phù hợp. Ví dụ: với mục tiêu 7 điểm môn Toán nên xác định phần kiến thức nào mình nên đầu tư. Không thể vì mục tiêu 7 điểm mà dành trọn 2 tháng để ôn tập BĐT, GTLN-GTNN. Nắm vững kiến thức cơ bản của các chuyên đề trên. Bất kể là câu hỏi dễ, trung bình hay khó cũng đều yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức căn bản. 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao cũng đều đánh giá học sinh qua mức độ nắm vững và vận dụng kiến thức căn bản đó. Phân bổ thời gian làm bài thi hợp lí đảm bảo có thể hoàn thành các câu hỏi mình có thể làm được. |
Hồng Hạnh (ghi)
Thi THPT Quốc gia: Cấu trúc đề thi môn Toán như thế nào?
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi