1. Cấu trúc Đề thi THPT quốc gia 2015 tăng cường độ phân hóa, nhiều câu hỏi mở
- Có cấu trúc tương tự như đề thi tuyển sinh tốt nghiệp THPT và đề thi tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng năm 2014
- Bám sát chương trình THPT, chủ yếu lớp 12
- Về cơ bản thời gian các môn thi trắc nghiệm 90; các môn tự luận 180 phút. Đề thi có 2 mục đích khác nhau nên sẽ đảm bảo độ phân hóa cao.
- Đề thi gồm 2 phần chiếm tỷ trọng 50 – 50, 1 phần cơ bản dành cho thí sinh chỉ thi tốt nghiệp THPT, 1 phần nhằm phân hóa học sinh để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Đề thi có 2 phần từ dễ đến khó (phần kiểm tra kiến thức cơ bản dùng để xét tốt nghiệp THPT và phần nâng cao để sàng lọc thí sinh trong tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng chiếm) và từng bước tăng cường đánh giá năng lực xử lý các vấn đề thực tế của học sinh.
-Đề thi sẽ đảm bảo cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản cho hầu hết thí sinh, và yêu cầu nâng cao nhằm phân hóa trình độ học sinh phục vụ công tác tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ.
- Đề thi đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn để làm bài, giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống.
- Đề thi các môn khoa học xã hội và nhân văn như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí đã được ra theo hướng mở để khắc phục tình trạng bắt học sinh học thuộc lòng, đồng thời huy động kiến thức tổng hợp, liên môn và vốn sống của học sinh vào việc làm bài (chẳng hạn, trong đề thi Ngữ văn có kiến thức về Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…);
- Cụ thể, đối với đề Sử, Địa sẽ giảm học thuộc lòng và nhớ dữ liệu. Ví dụ đối với đề Sử, sẽ đưa ra sự kiện và yêu cầu phân tích sự kiện đó. Các môn khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh sẽ tăng cường đánh giá việc vận dụng kiến thức của học sinh.
Bộ GDĐT sẽ thành lập cơ quan chuyên trách, chịu trách nhiệm xây dựng, hoàn thiện, phát triển ngân hàng câu hỏi thi để xây dựng đề thi cho Kỳ thi THPT quốc gia.
Công tác đề thi tiếp tục được đổi mới theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng, các câu hỏi mở; nội dung câu hỏi của Cùng với quá trình chuyển mạnh việc dạy và học từ chủ yếu truyền thụ kiến thức sang chú trọng hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh, đề thi sẽ tăng dần yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn từ dễ đến khó;
Phó cục trưởng cục khảo thí Ông Trần Văn Nghĩa trả lời phỏng vấn Truyền hình, báo chí và Tuyensinh247.com
2. Dùng thang điểm 20 thay cho thang điểm 10 (Tức là điểm 1 môn cao nhất ngày trước là 10 bây giờ sẽ là 20)
Để giúp các trường ĐH, CĐ tuyển sinh được những thí sinh phù hợp với nguồn lực, chất lượng đào tạo, uy tín và đẳng cấp của trường khá đa dạng như hiện nay thì kết quả các môn thi phải có độ phân hóa cao.
Vì vậy, Bộ GD-ĐT mở rộng thang điểm bài thi thành thang điểm 20. Các ý nhỏ được chấm điểm lẻ đến 0,25 điểm, không quy tròn điểm từng bài thi
Việc mở rộng thang điểm sẽ giúp công tác chấm thi phân hóa chi tiết hơn kết quả thi của thí sinh và thuận lợi cho công tác xét tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ
Xem chi tiết tại đây: http://tin.tuyensinh247.com/lich-thi-thpt-quoc-gia-2015-lui-sang-thang-7-2015-c24a20555.html
3. Chỉ có công nhận tốt nghiệp THPT, không xếp hạng tốt nghiệp
Việc công nhận tốt nghiệp dựa trên điểm 4 môn thi trong kỳ thi thpt quốc gia 2015 cũng như điểm trung bình lớp 12 (cộng điểm khuyến khích nếu có) theo công thức như sau:
Sau khi các em tính được điểm xét tốt nghiệp thì ĐXTN phải từ 10 điểm trở lên thì các em mới đỗ tốt nghiệp. Trường hợp điểm xét tốt nghiệp dưới 10 sẽ không thi lại lần 2, lần 3 mà phải đợi thi lại vào năm sau.
(Tuyensinh247: Việc chia cho 8 chứ không phải chia cho 4 (vì 4 môn) đó là do từ năm 2015 điểm tối đa là 20 điểm/1 môn trong khi điểm lớp 12 là thang điểm 10 (tức là tối đa 10 điểm) nên thay vì chia cho 4 thì phải chia cho 8 để quy cùng hệ số thang điểm 10.
Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến hai chữ số thập phân, do phần mềm máy vi tính tự động thực hiện.
Điểm liệt là 2 điểm: Thí sinh đủ điều kiện dự thi, không có bài thi nào từ 2,0 điểm trở xuống được xét công nhận tốt nghiệp và được cấp chung một loại Bằng tốt nghiệp THPT
4. Mỗi thí sinh có 4 giấy chứng nhận kết quả.
Thí sinh được nhận 4 giấy chứng nhận kêt quả có dấu đỏ của trường và mã vạch nhận dạng, trong đó có 1 giấy chứng nhận kết quả thi chỉ dùng để xét tuyển nguyện vọng I và 3 giấy chứng nhận kết quả thi để xét nguyện vọng bổ sung.
Xem chi tiết tại đây: http://tin.tuyensinh247.com/moi-thi-sinh-duoc-nhan-4-giay-chung-nhan-ket-qua-thi-c24a20384.html
5. Chỉ còn một kì thi quốc gia duy nhất
Theo quyết định của Bộ GD-ĐT thì năm 2015, học sinh học hết chương trình THPT sẽ không có 2 kì thi riêng rẽ để xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ mà chỉ phải tham gia 1 kì thi quốc gia duy nhất.
Kết quả thi của thí sinh sẽ được sử dụng để xét tốt nghiệp THPT và là một căn cứ quan trọng để các trường ĐH-CĐ tuyển sinh. Tuy nhiên các trường ĐH – CĐ vẫn có thể tự chủ tổ chức tuyển sinh riêng nếu đáp ứng được điều kiện của Bộ GD quy định.
6. Thời gian tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia
Kỳ thi THPT quốc gia dự kiến sẽ được tổ chức vào các ngày 01, 02, 03, 04 tháng 7 năm 2015 với 04 môn thi bao gồm 03 môn thi bắt buộc là Văn – Toán – Ngoại ngữ và 01 môn tự chọn trong các môn sau: Lý – Hóa -Sinh – Sử – Địa
Đối học sinh muốn xét tuyển ĐH, CĐ thì đăng kỳ thi thêm các môn do trường hoặc ngành yêu cầu khi xét tuyển nếu không trùng với 4 môn thi nói trên.
Đối học sinh muốn xét tuyển ĐH, CĐ thì đăng kỳ thi thêm các môn do trường hoặc ngành yêu cầu khi xét tuyển nếu không trùng với 4 môn thi nói trên.
Tương đương với thời gian thi tuyển Đại học, Cao đẳng những năm trước đây.
7. Các trường bắt đầu sử dụng kết quả học bạ của các năm THPT (cấp 3) để xét tuyển đầu vào
Đối với trường sử dụng kết quả học tập ở THPT để xét tuyển thì điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6,0 với hệ ĐH và 5,5 với hệ CĐ.
–> Xem danh sách các trường xét tuyển học bạ tại đây: http://tin.tuyensinh247.com/danh-sach-truong-xet-tuyen-hoc-ba-thpt-nam-2015-c24a19938.html
8. Thí sinh phải thi 4 môn tối thiểu không còn khối thi ĐH.
(Lưu ý: Phần này dành thí sinh lớp 12 và chưa đỗ tốt nghiệp thí sinh tự đo thi lại đọc mục dưới về số môn thi)
Bộ GD-ĐT quyết định là mỗi thí sinh phải dự thi 4 môn (gọi là các môn thi tối thiểu) gồm: 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.
Kết quả của 4 môn thi tối thiểu được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp và cũng được sử dụng để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có các môn thi phù hợp với ngành đào tạo;
Ngoài 4 môn thi nói trên, thí sinh có quyền đăng ký thi thêm các môn thi còn lại của Kỳ thi để sử dụng cho việc đăng ký tuyển sinh ĐH, CĐ theo yêu cầu của các ngành đào tạo do từng trường ĐH, CĐ quy định trong Đề án tuyển sinh của trường. Như vậy sẽ không còn khối thi truyền thống như trước đây tuy nhiên các trường đại học vẫn phải duy trì tổ hợp các môn để xét vào đại học như năm 2014. Ví dụ năm 2014 trường xét vào ngành Y khối B với ba môn là Toán – Lý – Hoá thì năm 2015 trường vẫn phải duy trì xét tổ hợp ba môn là Toán – Lý – Hoá này bên cạnh có thể thêm tổ hợp khác để xét tuyển..
Thí sinh cũng có nhiều hơn cơ hội để tuyển sinh vào các ngành, trường khác nhau tùy thuộc vào số lượng môn thi thí sinh lựa chọn.
Với những học sinh, học viên không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng dạy và học thì không bắt buộc phải thi môn Ngoại ngữ, thí sinh tự chọn môn thay thế trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.
9. Ngoại ngữ thi trắc nghiệm toàn bộ không còn câu hỏi viết tự luận như 2014
Đặc biệt, trong kỳ thi chung 2015, môn Ngoại ngữ có khá nhiều điểm mới. Cụ thể, đề thi môn Ngoại ngữ năm 2015 sẽ quay trở lại cấu trúc như cũ với hình thức trắc nghiệm (thời gian 90 phút) mà không còn câu hỏi viết luận như 2014.
Thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ được tính điểm tối đa cho môn này (20 điểm đối với thang điểm 20) để xét công nhận tốt nghiệp
Thí sinh muốn sử dụng kết quả môn Ngoại ngữ để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh thì phải dự thi môn Ngoại ngữ.
Thí sinh không sử dụng quyền được miễn thi môn Ngoại ngữ thì phải dự thi và xét công nhận tốt nghiệp như thí sinh không được miễn thi.
Ngoại ngữ là môn thi bắt buộc, thí sinh phải thi một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Đức, Tiếng Nhật. Những học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng dạy và học thì không bắt buộc phải thi môn này. Thí sinh được chọn môn thi thay thế trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.
-> Danh sách chứng chỉ ngoại ngữ nếu học sinh có sẽ được miễn thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia 2015 để xét công nhận tốt nghiệp http://tin.tuyensinh247.com/quy-dinh-mien-thi-ngoai-ngu-ky-thi-thpt-quoc-gia-2015-cua-bo-gddt-c24a19762.html
10. Thí sinh tự do đăng ký môn phù hợp với mục đích của mình
Thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT những năm trước có thể đăng ký dự thi hoặc là chỉ để được xét công nhận tốt nghiệp hoặc với mục đích vừa để xét công nhận tốt nghiệp vừa lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ sẽ đăng ký môn thi tùy theo mục đích dự thi.
Thí sinh tự do đã có bằng tốt nghiệp THPT rồi, nếu có nguyện vọng thi để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ thì chỉ đăng ký thi những môn mình lựa chọn để xét tuyển vào các ngành, trường tương ứng, không nhất thiết phải thi các môn bắt buộc nếu các môn đó không phục vụ cho xét tuyển vào các ngành, trường ĐH, CĐ mà các em lựa chọn.
-> Tất cả thắc mắc thí sinh tự do xem tại đây: http://tin.tuyensinh247.com/tat-ca-cac-thac-mac-thi-sinh-tu-do-ve-ky-thi-thpt-quoc-gia-2015-c24a19264.html
11. Đăng kí tuyển sinh vào các ngành, trường sau khi thi
Điểm khác biệt ở kì thi năm tới là thí sinh sẽ không phải đăng ký tuyển sinh vào các ngành đào tạo, các trường trước khi diễn ra kì thi.
Sau khi tham gia kì thi quốc gia và có kết quả thi, thí sinh căn cứ vào yêu cầu của các trường, các ngành đào tạo ( công bố trên website của các trường) và kết quả thi của mình để đăng kí dự tuyển vào địa chỉ phù hợp.
Việc này sẽ tránh cho thí sinh phải chịu rủi ro cao, không bỏ sót những thí sinh có kết quả điểm thi tốt nhưng đăng kí vào ngành quá sức của mình.
12. Ít nhất 02 tỉnh (cụm thi liên tỉnh).
Thay vì thi tại địa phương trong kỳ thi tốt nghiệp hay thi tại trường ĐH khi thi đại học năm 2015 thí sinh thi tại cụm thi theo nguyên tắc 2 tỉnh một cụm. Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định cụm thi tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) và giao cho các trường ĐH chủ trì
13. Các trường ĐH-CĐ được phép tự chủ tuyển sinh
Kết quả của kì thi quốc gia có thể được sử dụng như căn cứ duy nhất hoặc một trong những căn cứ quan trọng để các trường ĐH-CĐ tuyển sinh.
Như vậy, tùy theo yêu cầu đào tạo, đặc thù riêng của các trường, ngành đào tạo, có thể tổ chức các kì kiểm tra bổ sung bên cạnh kết quả của kì thi quốc gia ( hình thức phỏng vấn, kiểm tra năng khiếu, bài viết luận, xét học bạ ở bậc phổ thông….).
Ngoài ra, các trường có phương án tuyển sinh riêng ( trình và được Bộ GD-ĐT đồng ý) có thể tổ chức kì thi riêng, lấy kết quả xét tuyển.
–> Xem phương án xét tuyển của các trường tại đây: http://tin.tuyensinh247.com/danh-sach-truong-dai-hoc-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-rieng-nam-2015-c24a19462.html
–> Xem phương án xét tuyển của các trường tại đây: http://tin.tuyensinh247.com/danh-sach-truong-dai-hoc-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-rieng-nam-2015-c24a19462.html
13. Các trường vẫn phải giữ tổ hợp các môn mà năm trước xét tuyển vào trường bên cạnh phương án tuyển sinh mới.
Các trường đại học sẽ công bố phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi quốc gia (công bố môn thi sử dụng để xét tuyển vào từng ngành). Nếu một trường đại học những năm trước tuyển sinh khối A thì năm nay bên cạnh việc có thể sử dụng các tổ hợp môn khác để xét tuyển, trường vẫn phải sử dụng tổ hợp ba môn cũ ví dụ năm trước khối A là toán, lý, hóa để xét tuyển.
14. Thời gian các trường ĐH – CĐ công bố mức độ và cách thức sử dụng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh
Trước ngày 1-1 hằng năm, các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ công bố mức độ và cách thức sử dụng kết quả của kỳ thi để tuyển sinh. Căn cứ kết quả thi, Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu đối với từng môn.
Các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi dựa trên ngưỡng điểm này để tuyển sinh theo quy định của quy chế. Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường ĐH, CĐ và kết quả thi của mình, thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các trường theo nguyện vọng cá nhân.
Các trường ĐH, CĐ tuyển sinh theo các phương thức khác phải xây dựng và công bố công khai đề án tự chủ tuyển sinh theo quy định của quy chế.
15. “Điểm sàn môn thay cho Điểm sàn khối
Bộ GD-ĐT vẫn giữ quy định về “ngưỡng tối thiểu” để các trường làm căn cứ xét tuyển. Tuy nhiên, thay vì ngưỡng tối thiểu (điểm sàn) với từng khối thi như trước đây thì bộ lại đặt ra “ngưỡng tối thiểu” với từng môn thi. Điều khiến nhiều trường, đặc biệt là các trường tốp dưới, lo ngại là trong phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia không tuyển đủ.
Bài toán đặt ra với Bộ GD-ĐT là nếu đặt ra ngưỡng từng môn quá thấp thì dư luận sẽ đánh giá tiêu chí xét tuyển “bất thường”, còn đặt mức cao hơn thì sẽ gây khó cho nhiều trường trong xét tuyển.
“Bộ đã lường trước những khó khăn này, nhưng nếu buông điều kiện tối thiểu sẽ không thể đảm bảo chất lượng nếu một số trường cố vớt vát tuyển sinh bằng mọi giá.
Đúng là với khối thi thì điểm số các môn có thể bù trừ cho nhau, miễn là thí sinh đạt ngưỡng điểm sàn mà bộ quy định chung cho tổng điểm ba môn.
Nhưng với việc đặt ngưỡng cho từng môn thi năm 2015, bộ sẽ không ấn định điểm số cụ thể mà căn cứ trên tỉ lệ thí sinh đạt được mức điểm số nhất định” – ông Ga nói
16. Lộ trình dự kiến sẽ thi theo bài tích hợp nhiều môn
Cùng với việc đổi mới chương trình-SGK phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá ở bậc phổ thông, kì thi quốc gia cũng sẽ có những điều chỉnh tiếp ở các năm sau. Theo đó dự kiến từ năm 2017 (Tức là học sinh lớp 10 bây giờ), sẽ chuyển từ các môn thi sang các bài thi. Các bài thi sau này sẽ gồm các phần được thiết kế theo hướng tổng hợp, lồng ghép dần (ví dụ: trong bài thi Toán sẽ có phần nội dung về Tin học, trong bài thi Ngữ văn có có kiến thức về Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, trong bài thi Vật lý có kiến thức về Hóa học, Sinh học….) để đánh giá toàn diện năng lực của học sinh.
Thông tin mới về kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2015
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi