- Do là năm đầu tiên thực hiện đổi mới thi, các khâu đều có sự thay đổi so với trước. Ý kiến giáo viên bày tỏ sự lo lắng trong quá trình hướng dẫn học sinh ĐKDT.
Sáng nay (27/3), tại buổi Triển khai công tác thi THPT quốc gia do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức, ghi nhận một số ý kiến của cán bộ quản lí giáo dục, các thầy cô giáo, thấy rằng khâu hướng dẫn học sinh đăng ký như thế nào vì lo ngại nhiều thủ tục hơn so với những năm trước đó. Một số thắc mắc khác liên quan tới kĩ thuật làm thi cũng được các giáo viên bày tỏ.
Có trường 100% học sinh chỉ đăng kí thi tốt nghiệp
Ông Bùi Quang Thái – Phó trưởng phòng Quản lí thi và Kiểm định chất lượng giáo dục lưu ý tới các đại biểu có mặt, do là năm đầu thực hiện một Kỳ thi quốc gia nên chủ trương đổi mới được Bộ GD&ĐT quán triệt trước đó.
Đặc biệt, năm nay sẽ có thêm phần mềm quản lí thi online, do đó các thông tin đăng ký dự thi của thí sinh sẽ được Bộ GD&ĐT và Sở kiểm soát. Vấn đề này hết sức lưu ý khi quán triệt tới học sinh đăng ký môn thi, bở sau ngày 30/4/2015, thí sinh không được thay đổi cụm thi và các thông tin về môn thi đã đăng ký.
Sở GD&ĐT Hà Nội cũng lưu ý tới các trường, do năm nay quản lí thí sinh sử dụng biện pháp quét ảnh nên các trường cần chuẩn bị, tính toán ki từ đường truyền và máy quét để đảm bảo thông suốt.
Thông tin thêm, ông Ngô Văn Chất – Trưởng phòng Quản lí thi và Kiểm định chất lượng giáo dục cho biết, trong thời gian đi thực tế nhận thấy các trường ở Hà Nội việc phổ biến quy chế thi năm nay đã làm tốt.
Thậm chí Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Văn Đại phải chỉ định các đại biểu. Ông Ngô Văn Chất nói: “Hội nghị nhận được ít thắc mắc, băn khoăn, không biết các đại biểu đã nắm hết về quy chế, hướng dẫn của kỳ thi quốc gia hay chưa? Nhưng trong quá trình thực hiện còn vướng mắc có thể trao đổi thêm”.Cũng trong sáng nay, hội nghị triển khai công tác thi tại Hà Nội có lãnh đạo các trường THPT, trưởng phòng giáo dục quận, huyện, các giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên đến dự. Số lượng vài trăm người nhưng ông Chất cũng băn khoăn khi rất ít đại biểu thắc mắc, đặt câu hỏi.
Cũng theo ông Chất, với cụm thi ở Hà Nội sẽ tạo mọi điều kiện cho thí sinh không phải đi xa, với học sinh ở các tỉnh khác xung quanh Hà Nội về dự thi, thành phố cho phép thành lập thêm 1 cụm thi địa phương.
Ông Chất cũng thông tin, trong quá trình đi khảo sát thực tế tại một số địa phương, có những trường 100% học sinh đăng ký chỉ thi với mục đích tốt nghiệp, bởi có tâm lí thi ở cụm này sẽ dễ dàng hơn.
Đối với cụm thi địa phương, mặc dù thí sinh có nguyện vọng chỉ thi để được công nhận tốt nghiệp nhưng địa điểm thi lại gần trường đại học tổ chức thi cũng sẽ được gửi các em vào đó để dự thi, tránh để thí sinh đi lại vất vả.
Để chuẩn bị kế hoạch tốt nhất về cơ sở vật chất cho kỳ thi, Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị các trường, các phòng giáo dục lên kế hoạch, báo cáo số lượng các trường, giáo viên THCS có đủ điều kiện tổ chức thi, coi thi để có phương án chủ động.
Tuyệt đối không thu tiền phụ đạo với học sinh yếu
Đây là quán triệt của giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội về hướng dẫn các trường ôn tập cho học sinh trước Kỳ thi THPT quốc gia.
Ông Trần Đăng Nghĩa, Phó trưởng phòng Giáo dục trung học (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết, khung kế hoạch năm học là 37 tuần, nhưng năm nay là năm đầu tiên Hà Nội giao kế hoạch tự chủ cho các trường, tự chủ nhưng các trường vẫn phải theo biên chế năm học.
Tuyệt đối ko được cắt xén chương trình, các trường nghiêm túc đánh giá xếp loại học sinh (văn hoá và đạo đức) theo quy định.
Kế hoạch ôn tập được ông Nghĩa lưu ý, các trường tự chủ kế hoạch năm học cao hơn bằng cách vừa cho tổ chức cho học sinh ôn và luyện. Tổ giáo viên xây dựng kế hoạch ôn tập với sự phê duyệt của hiệu trưởng.
Kế hoạch này cũng cần chú ý tới nội dung giảm tải chương trình. Thời gian ôn không nhất thiết phải từ 31/5 đến 30/6. Giáo viên chú ý xây dựng ma trận đề thi, đảm bảo tăng cường vận dụng thực hành, tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình về các vấn đề xã hội xung quanh.
Đặc biệt lưu ý, việc phụ đạo ôn tập cho những học sinh yếu kém tuyệt đối không được thu tiền. Thi và kiểm tra thử tuy không cấm các trường tổ chức nhưng cấm các trường thu tiền dưới mọi hình thức, kể cả núp bóng Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Lo lắng cho học sinh đăng kí dự thi
Trước kế hoạch của Sở GD&ĐT Hà Nội về kỳ thi THPT quốc gia, một số nhà giáo băn khoăn và tỏ ra khá lo lắng khi hướng dẫn thí sinh làm thủ tục đăng ký dự thi.
Thầy Nguyễn Quốc Bình, hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức bày tỏ, mặc dù đã có hướng dẫn rõ nhưng giờ tính tới phương án cách thực hiện như thế nào.
Khó khăn lớn nhất mà thầy Bình gặp phải là đăng ký môn thi của học sinh, qua khảo sát số liệu lệch nhau trong hồ sơ đã có và đòi hỏi phải chính xác cao nên nhà trường cần nỗ lực hơn.
Vấn đề nữa là việc quản lí va dạy để đảm bảo các môn không thi tốt nghiệp cũng là khó khăn.
Thầy Nguyễn Xuân Khang, hiệu trưởng Trường THPT Mari Curi Hà Nội có cùng suy nghĩ với thầy Nguyễn Quốc Bình, thầy cho rằng, có những lớp 40 học trò những chỉ có 2 em thi môn Sinh học, còn lại 38 em không thi.
Như vậy môn này sẽ được dạy như thế nào, vấn đề này Bộ Giáo dục và Sở nên tháo gỡ.
Theo quan điểm của thầy Khang, hãy tôn trọng thực tế, nếu những môn không thi thì cho kết thúc sớm và cho học sinh chia nhóm ôn thi.
Cô giáo Nguyễn Thị Hà Thanh, hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi (Thường Tín, Hà Nội) băn khoăn, mặc dù nhà trường đã phổ biến quy chế thi tới tận giáo viên, học sinh, kể cả học sinh lớp 11 và kèm theo đó là phối hợp làm tư vấn tuyển sinh, nhưng vẫn lo lắng về kỳ thi.
Cô Thanh cho biết, lo nhất là hướng dẫn cho học sinh đăng ký dự thi, hướng dẫn để các em làm làm sao cho chuẩn xác nhất.
Trao đổi thêm với các cán bộ quản lí cơ sở giáo dục, ông Nguyễn Hữu Độ – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, đây là kỳ thi có nhiều đổi mới, từ phương thức, cách thức và thời gian thi.
Do đó, các thầy cô cần nắm vững những điểm mới của kỳ thi, cương quyết không cử các thầy, cô không nắm vững quy chế tham gia công tác thi.
Ông Độ cũng nhấn mạnh, quá trình ôn tập sắp tới đề nghị các trường không được cắt xén chương trình, nội dung ôn tập cho học sinh và phụ đạo cho học sinh yếu kém là trách nhiệm của nhà trường.
Đã có trường 100% học sinh chỉ "dám"...thi tốt nghiệp
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi