Tại hội nghị, các trường cho rằng kỳ thi THPT quốc gia 2015 được tổ chức thành công, kết quả khách quan và tin cậy. Các trường đề nghị bộ tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2016.
Tuy vậy cũng có nhiều ý kiến, đề xuất thay đổi về việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2016.
Nhiều ý kiến đề xuất mỗi địa phương tổ chức một cụm thi do trường ĐH chủ trì, bỏ cụm thi địa phương do Sở GD-ĐT chủ trì.
Đối với ngày thi, đa số đại biểu cho rằng nên tổ chức trong 4 ngày như năm 2015 trong khi một số khác đề nghị rút xuống trong 3 ngày, thậm chí chỉ có 2 ngày. Đối với đề thi, có ý kiến cho rằng cần bỏ phần thi tự luận trong môn ngoại ngữ.
Một nội dung khác cũng có nhiều ký kiến đó là điểm ưu tiên. Nhiều đại biểu cho rằng mức phân loại trong đề thi THPT quốc gia 2015 không cao, trong khi thí sinh có điểm ưu tiên cao nhất lên đến 3,5 điểm, là quá thiệt thòi cho thí sinh không có ưu tiên. Tuy nhiên cũng có ý kiến không thay đổi, ảnh hưởng đến thí sinh diện chính sách, vùng sâu vùng xa.
Kết thúc hội nghị, thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng kỳ thi THPT quốc gia 2016 vẫn duy trì hai loại cụm thi là cụm liên tỉnh (do trường ĐH chủ trì) và cụm địa phương do Sở GD-ĐT chủ trì.
Các cụm thi liên tỉnh sẽ linh hoạt cho thí sinh vùng giáp ranh chọn cụm thi thuận tiện cho việc đi lại. Tổ chức thi vào ngày nào sẽ còn lấy ý kiến thêm.
Hai tỉnh Hòa Bình và Kiên Giang đề xuất tổ chức cụm thi (do trường ĐH chủ trì) tại địa phương. Bộ GD-ĐT sẽ xem xét vấn đề này.
Có nhiều ý kiến đề xuất giảm điểm ưu tiên nên bộ sẽ nghiên cứu thêm. Việc xét tuyển ĐH, thí sinh có thể nộp hồ sơ tại trường THPT hoặc các điểm do Sở GD-ĐT qui định.
Tuổi trẻ
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi