Cài app vào điện thoại kiếm tiền miễn phí - đừng bỏ lỡ, Bấm vào đây Đề tài SKKN QLGD: TĂNG CƯỜNG DỰ GIỜ - GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC CỦA TRƯỜNG THPT XXX - Inluon - Sáng kiến kinh nghiệm-Nghiên cứu KHSPUD in luôn0Cars - Auto in USA

Đề tài SKKN QLGD: TĂNG CƯỜNG DỰ GIỜ - GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC CỦA  TRƯỜNG THPT XXX


Đề tài SKKN QLGD: TĂNG CƯỜNG DỰ GIỜ - GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC CỦA  TRƯỜNG THPT XXX

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Tính cấp thiết của đề tài. 
Đã từ lâu, dự giờ là một trong những hoạt động mang tính đặc thù trong các trường phổ thông từ cấp mầm non cho đến bậc đại học. Vì vậy đây không phải là vấn đề mới được nghiên cứu nhưng hiện nay dự giờ phải trở thành biện pháp quản lý giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Đó mới là vấn đề cấp thiết đã và đang đặt ra. " Dự giờ như thế nào để có hiệu quả " cho cả người dự và người dạy? Làm thế nào để qua công tác dự giờ có thể đánh giá được về cơ bản tay nghề của giáo viên. Một thực tế khá phổ biến đang diễn ra là hoạt động dự giờ đã và đang trở thành bệnh hình thức. Hầu hết dự giờ không phải do nhu cầu của mỗi giáo viên trên cơ sở tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, học hỏi kinh nghiệm của nhau, cùng nhau trao đổi về kiến thức như ý nghĩa vốn có của nó. Người ta đi dự giờ bằng đủ cách chủ yếu là để đối phó với việc kiểm tra của BGH: Dự giờ từ xa qua chính giáo án của mình; chép tiết dự của đồng nghiệp... miễn làm sao cứ mỗi tuần đảm bảo đủ số tiết dự đã được quy định. Dự giờ kiểu như vậy đã được " truyền nghề" từ thợ lâu năm đến thợ mới vào nghề, ai cũng biết thủ thuật dự giờ này. Tìm hiểu nguyên nhân của thực tế này có nhiều nguyên nhân có thể tóm lại vì những lý do sau:
- Về phía BGH: Sức ép quy chế đã yêu cầu giáo viên dự nhiều tiết trong tuần, có thể từ 2 tiết trở lên ( đây là lý do thường được các giáo viên phàn nàn) 
- Về phía người dạy: Tâm lý không muốn cho ai dự giờ của mình gây căng thẳng, khó chịu, không thoải mái vì thế khi có người xin vào dự giờ nếu không phải là BGH hoặc tổ trưởng hoặc những người có chức năng là sẵn sàng từ chối có khi còn tỏ thái độ hơi bất nhã đối với người xin dự.
- Về phía người dự: Có người tích cực muốn đi dự giờ với mong muốn học hỏi kinh nghiệm thì gặp trở ngại từ người dạy không muốn cho vào dự. Có người thì tự cho mình là đã đủ kinh nghiệm rồi không cần dự giờ của người khác, thời gian còn để dành cho những công việc bận rộn khác...
Cứ như thế, thời gian vô hình đã tạo ra một thói quen rất đáng sợ là không ai tự giác đi dự giờ thật mà hầu hết là dự giờ trên giấy. Trong lịch sử phát triển của xã hội đã từng có "Tiến sĩ giấy", ông "Nghè giấy" còn bây giờ trong các nhà trường phổ thông đã từ lâu vẫn tồn tại kiểu "Dự giờ giấy". Thế nhưng hàng năm nhà trường nào cũng vẫn tổng kết rất đầy đủ về số tiết dự giờ của giáo viên mà không biết có bao nhiêu số tiết dự thật, có bao nhiêu tiết dự giấy. Thực tế này đang  đặt ra một vấn đề cấp thiết rằng: Nếu cứ để dự giờ trên giấy tồn tại ở một ngôi trường mới với số lượng giáo viên trẻ đông nhất các trường THPT nội thành, với tuổi đời trung bình dưới 30 thì không biết tay nghề của đội ngũ giáo viên nhà trường sẽ đi đến đâu? Chất lượng chuyên môn nhà trường sẽ như thế nào và sự sống còn của một nhà trường non trẻ biết trông cậy vào ai? Từ sự trăn trở này, là một lãnh đạo được giao nhiệm vụ phụ trách công tác chuyên môn, có bao vấn đề phải quan tâm, trong đó phải kể đến là công tác dự giờ. 
Đề tài SKKN QLGD: TĂNG CƯỜNG DỰ GIỜ - GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC CỦA  TRƯỜNG THPT XXX
SKKN QLGD. QLGD, NCKHSPUD QLGD, 
Hoặc

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)

 
Inluon - Sáng kiến kinh nghiệm-Nghiên cứu KHSPUD in luôn0Cars - Auto in USA ©Email: Inluon@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Cars-Auto|Car-Auto|Loans|Loans|Loans|dayvahoctot|
Top