Cài app vào điện thoại kiếm tiền miễn phí - đừng bỏ lỡ, Bấm vào đây SKKN-NCKHSPUD Vật lí 10: CÓ THỂ CHỌN VÀ SẮP XẾP MỘT HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VẬT LÍ 10 THPT VÀ THÔNG QUA VIỆC GIẢI CHÚNG ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÂN TÍCH - TỔNG HỢP CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT. - Inluon - Sáng kiến kinh nghiệm-Nghiên cứu KHSPUD in luôn0Cars - Auto in USA

SKKN-NCKHSPUD Vật lí 10: CÓ THỂ CHỌN VÀ SẮP XẾP MỘT HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VẬT LÍ 10 THPT VÀ THÔNG QUA VIỆC GIẢI CHÚNG ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÂN TÍCH - TỔNG HỢP CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT.

Áp dụng: Viết sáng kiến kinh nghiệm vật lí 10, viết đề tài NCKHSPUD Vật lí 10, Viết tiểu luận PPGD Vật lí 10,


I. 1. Vai trò và ý nghĩa của bài tập vật lý trong quá trình dạy học
    - Bài tập vật lý với tư cách là một phương tiện dạy học giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ dạy học.
    - Bài tập vật lý giúp học sinh hiểu sâu hơn những quy luật vật lý, những hiện tượng vật lý, biết phân tích chúng và ứng dụng chúng vào những vấn đề thực tiễn.
    - Bài tập vật lý đóng vai trò to lớn trong việc phát triển tư duy phân tích – tổng hợp, phát triển tính độc lập suy nghĩ, tính kiên trì trong việc khắc phục khó khăn.
     - Các hình thức khác nhau của bài tập vật lý tạo điều kiện cho học sinh vận dụng linh hoạt các định luật, định lí và thuyết vật lý để tự lực giải quyết thành công những tình huống cụ thể khác nhau thì những kiến thức đó mới trở thành sâu sắc hoàn thiện và trở thành tri thức riêng của mình.
I. 2. Các bước giải bài tập vật lý 
Bài tập vật lý rất đa dạng và phong phú nhưng chúng ta có thể nêu ra khái quát chung về phương pháp giải gồm các bước sau:
-Bước 1: Tìm hiểu đề bài: Nghiên cứu kỹ đề bài, lập được bảng tóm tắt bằng ký hiệu toán học. (đổi các đơn vị cần thiết)
-Bước 2: Xác lập mối liên hệ: Phân tích dữ liệu và tìm thêm dữ liệu trong kho tri thức liên quan, xây dựng các bài toán trung gian theo hệ thống dẫn đến việc đáp ứng yêu cầu chung của bài toán. Cụ thể dùng phương pháp phân tích từ những đại lượng phải tìm đi ngược lại xem xét những kiến thức nào liên quan đến nó, trong những kiến thức này tìm con đường nào gần nhất đến dữ kiện đã cho.
-Bước 3: Giải tìm ra kết quả:  
      + Có thể theo lối cuốn chiếu đi từ từng bài toán trung gian trong hệ thống đã thiết lập. 
       + Có thể theo lối tổng hợp nêu công thức tổng quát thoả mãn yêu cầu, sau đó tìm từng đại lượng trong công thức đó bằng cách giải bài toán phụ, cuối cùng thay giá trị vào các công thức tổng quát. 
-Bước 4: Kiểm tra xác nhận kết quả: Kiểm tra tính toán đã chính xác chưa, giải quyết hết yêu cầu bài toán đặt ra chưa, kết quả thu được có phù hợp thực tế không và kiểm tra thứ nguyên của các đại lượng vật lý đã tìm.
Ghi chỳ * Đối với bài tập vật lý trắc nghiệm khách quan các bước thực hiện vẫn như trên, riêng bước thực hiện lời giải thì được làm ở giấy nháp, còn kết quả lời giải là việc chọn ra câu đúng và đánh dấu vào đó. Với bài toỏn trắc nghiệm yờu cầu là đũi hoi học sinh cú sự tổng hợp kiến thức và thao tỏc nhanh, chớnh xỏc.
I. 3. Phương pháp phân tích tổng hợp
   Trên đây nói lên các bước chung để giải một bài tập vật lý, nhưng để thực hiện các bước tốt nhất thì chúng ta cần nắm vững phương pháp phân tích - tổng hợp.
   Phân tích-tổng hợp là hai mặt của một quá trình tư duy thống nhất. Phân tích là cơ sở của tổng hợp, được tiến hành theo hướng dẫn tới tổng hợp. Sự tổng hợp diễn ra trên cơ sở phân tích, phân tích và tổng hợp nhiều khi xen kẽ nhau. Phân tích càng sâu thì tổng hợp càng đầy đủ, tri thức về sự vật hiện tượng càng phong phú.
I.3.1. Các bước của phương pháp phân tích- tổng hợp
Bước1:  Khảo sát đối tượng cần nhận thức một cách toàn bộ. Nếu đối tượng cần nhận thức là vật thể thì ta không chỉ khảo sát đối tượng ở hình thức bề ngoài của nó mà còn phải xem xét mục đích sử dụng và chức năng của đối tượng dù rằng đối với một số vật thể học sinh đã biết nhiều về mục đích sử dụng của chúng.
Bước2:  Phân chia đối tượng cần nhận thức thành các yếu tố, các bộ phận, các tính chất, các mối liên hệ.
Bước3:  Tách các yếu tố cơ bản bản chất ra khỏi các yếu tố không cơ bản không bản chất
Bước4:  Tập hợp các yếu tố cơ bản thành một đối tượng trừu tượng. Mối 
liên hệ chức năng giữa các yếu tố cơ bản được làm rõ. Nếu đối tượng nhận thức là 
vật thể thì vẽ sơ đồ diễn tả hiệu quả phối hợp của các yếu tố này.
Bước5: Khái quát hoá và tìm mối liên hệ có tính quy luật, rút ra quy luật hoạt động cho tất cả các đối tượng tương tự.
Bước 6: Kiểm tra lại sự khái quát hoá trên các đối tượng cùng loại nhưng không thuộc đối tượng nghiên cứu.

SKKN-NCKHSPUD Vật lí 10: CÓ THỂ CHỌN VÀ SẮP XẾP MỘT HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VẬT LÍ 10 THPT VÀ THÔNG QUA VIỆC GIẢI CHÚNG ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÂN TÍCH - TỔNG HỢP CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT.
Áp dụng: Viết sáng kiến kinh nghiệm vật lí 10, viết đề tài NCKHSPUD Vật lí 10, Viết tiểu luận PPGD Vật lí 10, 
SKKN vật lí 10, NCKHSPUD Vật lí 10, skkn vật lí THPT, THPT
Hoặc

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)

 
Inluon - Sáng kiến kinh nghiệm-Nghiên cứu KHSPUD in luôn0Cars - Auto in USA ©Email: Inluon@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Cars-Auto|Car-Auto|Loans|Loans|Loans|dayvahoctot|
Top