SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
III - Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
1. Tên sáng kiến.
Vật lý là khoa học thực nghiệm, cách tiếp cận với môn học đòi hỏi phải có nhiều tư duy (bao gồm cả tư duy thực tế lẫn tư duy trừu tượng). Nhìn vào một bài tập vật lí học sinh không biết nên bắt đầu từ đâu để có phương án thích hợp tìm ra kết quả. Hơn nữa trong các tài liệu thiết kế giáo án, bài soạn của một tiết bài tập hầu như không có và không được chú trọng. Đa số giáo viên khi đến tiết bài tập, gọi học sinh lên giải một vài bài tập trong sách giáo khoa, nhận xét cho điểm. Như thế khả năng giải bài tập vật lí của học sinh bị hạn hẹp, số lượng bài ít, việc hình thành phương pháp giải bài tập vật lí với từng loại bài sẽ khó có thể có ở học sinh. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: ‘‘Kết hợp CNTT giải nhanh, nhiều bài tập vật lí 12 trong tiết bài tập trong trường THPT XXX’’
2. Mô tả ý tưởng.
a) Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng.
Tiết bài tập rất khó dạy, ở chỗ không có một thiết kế nào cụ thể, tuỳ thuộc vào khả năng tiếp thu của học sinh, của chương trình. Nếu không xác định đúng mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng rất dễ đi vào sự đơn điệu.
Một số giáo viên còn xem nhẹ tiết bài tập, chỉ dừng lại khi giải xong các bài tập ở sách giáo khoa.
Thiết kế tiết dạy thường không có sự khái quát, kết luận về từng vấn đề, nên học sinh khó có thể nêu lên được phương pháp giải bài tập liên quan.
Đa số bài tập ở sách giáo khoa chỉ dừng lại ở mức độ củng cố, và còn thiếu so với lượng kiến thức đã nêu trong lý thuyết. Do đó dẫn đến tình trạng; học sinh khá giỏi không thể phát huy được khả năng, học sinh ở mức độ trung bình trở xuống thì bế tắt khi gặp dạng bài tập khác.
Tiết bài tập trong phân phối chương trình còn ít.
Kỹ năng vận dụng kiến thức Toán cho việc giải bài tập còn hạn chế đối với một bộ phận không nhỏ học sinh.
Trong bộ sách ban cơ bản, một số đơn vị kiến thức không trình bày nhưng lại cho bài tập trong sách bài tập, nếu giáo viên không chịu tìm hiểu thì học sinh không biết giải khi gặp loại bài tập như vậy.
Không kết hợp thêm công nghệ thông tin thì học sinh tiếp cận với các bài tập trắc nghiệm, cộng với số lượng bài trong giờ học còn hạn chế, dẫn đến học sinh làm bài tập còn chậm, không linh hoạt.
b) Ý tưởng
Việc nghiên cứu sáng kiến này nhằm giúp học sinh củng cố được kiến thức, rèn luyện được phương pháp giải các loại bài tập, làm được số lượng bài nhiều hơn trong 1 tiết học bình thường, nhanh hơn trong các bài tập trắc nghiệm, nâng cao chất lượng học tập bộ môn vật lí theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Phát hiện những vướng mắc của học sinh khi giải một bài toán vật lý.
SKKN Vật lí THPT: Kết hợp CNTT giải nhanh, nhiều bài tập vật lí 12 trong tiết bài tập trong trường THPT XXX’’
SKKN Vật lí 10, SKKN Vật lí 12, SKKN Vật lí THPT, THPT, NCKHSPUD Vật lí THPT
Hoặc
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi