Cài app vào điện thoại kiếm tiền miễn phí - đừng bỏ lỡ, Bấm vào đây SKKN QLGD: “Một số biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động dạy và học của Hiệu trưởng Trường THCS XXX - huyện XXX - tỉnh XXX". - Inluon - Sáng kiến kinh nghiệm-Nghiên cứu KHSPUD in luôn0Cars - Auto in USA

SKKN QLGD: “Một số biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động dạy và học của Hiệu trưởng Trường THCS XXX - huyện XXX - tỉnh XXX".

SKKN QLGD: “Một số biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động dạy và học của Hiệu trưởng Trường THCS XXX - huyện XXX - tỉnh XXX".
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
          Dạy học là hoạt động quan trọng có tính chất quyết định sự phát triển của nhà trường nói chung, của trường THCS nói riêng.
          Hiện nay các trường THCS đã và đang trú trọng tới vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng toàn diện của học sinh, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng, tăng cường nề nếp kỷ cương nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước - đổi mới về yêu cầu con người trong giai đoạn hiện nay đó là việc hưởng ứng cuộc vận động Hai không” kiên quyết ngăn chặn, khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong thi cử và tình trạng chạy theo thành tích.
          Vì vậy, để đáp ứng được mục đích chung của giáo dục, để dạy học có chất lượng tốt không thể không đổi mới công tác quản lý trường học.
          Quản lý chỉ đạo dạy học ở trường THCS chính là việc quản lý việc dạy của thầy, việc học của trò. Nếu người quản lý xác định được vai trò trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của mình đối với sự nghiệp giáo dục, từ đó, luôn tìm tòi sáng tạo, lựa chọn các phương pháp phù hợp để quản lý quá trình dạy học thì sẽ đạt kết quả cao.
          Quản lý như thế nào để thực hiện được các yêu cầu đặt ra, đó là một vấn đề đã làm cho nhiều nhà giáo dục, nhiều nhà quản lý trường học quan tâm nghiên cứu nhưng chưa đưa ra một giải pháp quản lý nào có tính khuôn mẫu, chuẩn mực cho các cấp học, ngành học để cho các đơn vị trường THCS thực hiện. Các nhà quản lý chỉ dựa vào mục tiêu của từng cấp học để hoạch định kế hoạch.
          Là người trực tiếp quản lý tại trường THCS ở vùng đồng bằng nông thôn – khu vực vùng xa của huyện XXX, đời sống nhân dân khó khăn, kinh tế còn nghèo, gần như 100% dân số làm nghề nông nghiệp với kĩ thuật và công nghệ còn lạc hậu, tiềm năng thiên nhiên không có, là xã thuộc địa bàn khó khăn trong Huyện XXX, vì vậy bản thân tôi xác định:
          Mặc dù, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước nền giáo dục cả nước nói chung và giáo dục xã XXX nói riêng đã và đang từng bước thay đổi căn bản về chất nhưng so với yêu cầu chung của đất nước thì chất lượng dạy học ở cấp THCS, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang là mối băn khoăn, lo lắng nhiều cho các nhà giáo dục.
          Chất lượng thấp và vẫn còn có nơi chưa được thực tế như vậy là do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ phía người dạy và người học, mà người chịu trách nhiệm chính về chất lượng này trước xã hội lại là các Nhà quản lý trường học đặc biệt trách nhiệm có liên quan trực tiếp nhất đó chính là Hiệu trưởng các nhà trường.
          Làm thế nào để tháo gỡ những vướng mắc trong các khâu quản lý và khắc phục các hạn chế, yếu kém trên là vấn đề đặt ra cho các đồng chí cán bộ quản lý cấp cơ sở nói chung và bản thân tôi nói riêng ?
          Xuất phát từ những lý do trên và những vấn đề bức xúc của ngành đã và đang được xã hội quan tâm, được Đảng và Nhà nước giao cho quản lý trường THCS  XXX của Huyện XXX, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
          “Một số biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động dạy và học của Hiệu trưởng Trường THCS XXX - huyện XXX - tỉnh XXX".
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
          - Tìm hiểu thực trạng dạy học của giáo viên và học sinh tại đơn vị.
          - Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu thực trạng của công tác chỉ đạo hoạt động dạy và học của hiệu trưởng nhà trường hiện nay để từ đó đúc rút kinh nghiệm quản lí trong nhà trường THCS. Đồng thời thông qua đề tài này tôi mong muốn đồng nghiệp tham khảo, góp ý để tìm ra các mặt ưu điểm đã đạt được cũng như những hạn chế cần rút kinh nghiệm để đi đến một kinh nghiệm quản lí việc dạy và học trong nhà trường THCS được tốt hơn, có hiệu quả hơn.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài này nhằm nghiên cứu về công tác quản lí việc dạy và học ở trường THCS XXX.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu về thực trạng của công việc quản lí dạy và học trong nhà trường THCS XXX.
Tìm hiểu thực tế về hồ sơ sổ sách của nhà trường từ đó rút ra bàn học kinh nghiệm về công tác quản lí trong việc dạy và học.
Tìm hiểu thực tế về công tác dạy của giáo viên, học của học sinh trên lớp thông qua việc dự giờ, kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh, tham khảo tìm hiểu các đồng chí, đồng nghiệp, thông qua ý kiến của các bậc phụ huynh học sinh.
Phương pháp thống kê hồ sơ sổ sách, tổng hợpc các số liệu.
SKKN QLGD: “Một số biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động dạy và học của Hiệu trưởng Trường THCS XXX - huyện XXX - tỉnh XXX".
SKKN, SKKN QLGD, Kho tiểu luận, 
Hoặc

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)

 
Inluon - Sáng kiến kinh nghiệm-Nghiên cứu KHSPUD in luôn0Cars - Auto in USA ©Email: Inluon@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Cars-Auto|Car-Auto|Loans|Loans|Loans|dayvahoctot|
Top