Sáng kiến kinh nghiệm QLGD: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT XXX
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngay từ thuở sơ khai của đất nước, các bậc tiền nhân đã nói : "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước thịnh, nguyên khí suy thì đất nước suy". Có thể nói lịch sử phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thấy rằng: giáo dục và đào tạo có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới sự nghiệp chăm sóc và phát huy yếu tố con người. Điều đó xuất phát từ nhận thức sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của yếu tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá, mọi nền văn minh của mọi quốc gia. Xây dựng và phát triển con người có trí tuệ cao, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Để đạt được điều đó, giáo dục - đào tạo có vai trò quyết định.
Ở nước ta hiện nay, đang diễn ra công cuộc đổi mới sâu sắc trong phạm vi toàn xã hội. Sự nghiệp giáo dục đang được coi trọng là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết Quốc hội khoá VIII đã xác định mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo chủ yếu là “Thực hiện giáo dục toàn diện đạo đức, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học; hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy chính trị, đạo đức cho học sinh phổ thông, do đó cần được cải tiến và đẩy mạnh theo phương pháp nhất định, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục nhân cách phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội.”
Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII cũng ghi rõ: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội.”
Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc. Từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Với công cuộc đổi mới đó, chúng ta đã có nhiều thành tựu đáng tự hào về phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, giáo dục.
Song cái gì cũng có mặt trái của nó. Mặt trái của cơ chế thị trường đang tác động rất mạnh đến tư tưởng và lối sống của một bộ phận dân cư, trong đó phần lớn là thanh niên, thiếu niên. Đặc biệt là sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đa số thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên như: sống không có lý tưởng, không có mục đích, sống chạy theo các nhu cầu tầm thường, thực dụng, ngại cống hiến, ngại khó khăn, thích hưởng thụ, thiếu niềm tin, sống buông thả. Thêm vào đó là sự du nhập văn hóa phẩm đồi trụy thông qua các phương tiện như phim ảnh, Internet… làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn tình yêu trong lứa tuổi vị thành niên, nhất là khi các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về các vấn đề này.
Trong văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 2 khoá VIII đã đánh giá thực trạng này: “ Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai bản thân và đất nước”.
Trước tình hình đó, trong báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII và phương hướng phát triển giáo dục đến 2010 có nêu “Vấn đề bức xúc nhất trong giáo dục nước ta hiện nay là chất lượng giáo dục toàn diện, trước hết là chất lượng giáo dục chính trị, lý tưởng, đạo đức và lối sống”, “Nỗ lực phấn đấu toàn diện làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu, trong đó giáo dục đạo đức là cái gốc”.
SKKN, SKKN QLGD, SKKN THPT, NCKHSPUD, NCKHSPUD QLGD, NCKHSPUD THPT
Sáng kiến kinh nghiệm QLGD: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT XXX
Hoặc
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi