Cài app vào điện thoại kiếm tiền miễn phí - đừng bỏ lỡ, Bấm vào đây On thi vao 10 Ngu van: De thi thu Ngu van vao 10 co dap an (De so 31) - Inluon - Sáng kiến kinh nghiệm-Nghiên cứu KHSPUD in luôn0Cars - Auto in USA

Đề số 31

I. TRẮC NGHIỆM

Bài tập 1

Khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng ghi các ý đúng :

1. Đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc phần nào của Truyện Kiều ?

A. Gặp gỡ và đính ước.

B. Gia biến và lưu lạc.

C. Đoàn tụ.

2. Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

(Trích : Kiều ở lầu Ngưng Bích- Truyện Kiều)

a) Đoạn thơ trên có nội dung :

A. Tả cảnh ở lầu Ngưng Bích.

B. Diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều.

C. Gồm cả hai nội dung trên.

b) Không gian trong đoạn thơ :

A. Mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp.

B. Rộng lớn, tăm tối, rợn ngợp.

C. Cả hai nội dung trên.

c) Thời gian trong đoạn thơ :

A. Một ngày đêm.

B. Nhiều ngày đêm.

C. Lúc sáng sớm và đêm khuya.

d) Hình ảnh : vẻ non xa tấm trăng gần và mây sớm đèn khuya gợi :

A. Sắc màu của không gian.

B. Nỗi cô đơn tuyệt đối của Kiều.

C. Vẻ đẹp của lầu Ngưng Bích.

3. Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

(Trích : Kiều ở lầu Ngưng Bích – Truyện Kiều)

a) Trong đoạn thơ trên, Kiều nhớ tới ai ?

A. Nhớ cha mẹ và Thuý Vân.

B. Nhớ Kim Trọng và Thuý Vân.

C. Nhớ cha mẹ và Kim Trọng.

b) Nhớ Kim Trọng, Kiều nhớ tới :

A. Buổi du xuân tiết thanh minh, hai người gặp gỡ lần đầu.

B. Lời thề nguyền của đôi lứa.

C. Lần Kim Trọng gặp Kiều trả chiếc thoa rơi.

c) Nỗi nhớ cha mẹ của Kiều gắn liền với :

A. Nỗi lo.

B. Nỗi thương xót.

C. Cả A và B.

d) Cụm từ : sân lai, gốc tử là :

A. Các hình ảnh hoán dụ.

B. Các điển cố.

C. Các hình ảnh thực.

e) Nỗi nhớ chàng Kim và cha mẹ của Kiều cho ta thấy :

A. Kiều là một người tình chung thuỷ, người con hiếu thảo.

B. Kiều là một người có tấm lòng vị tha đáng trân trọng.

C. Kiều là một người giàu lòng trắc ẩn

D. Gồm A và B.

4. Tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích :

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

a) Có nội dung gì ?

A. Tả cảnh.

B. Thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Thuý Kiều.

C. Trong lúc buồn chán, Kiều suy nghĩ mông lung.

D. Gồm A và B.

b) Cảnh ở lầu Ngưng Bích :

A. Được nhìn từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm.

B. Âm thanh từ tĩnh đến động.

C. Được nhìn qua tâm trạng của Kiều.

D. Gồm cả ba nội dung trên.

c) Đoạn thơ thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều : sự cô đơn, thân phận nổi nênh vô định, nỗi buồn tha hương, niềm thương nỗi nhớ và cả sự bàng hoàng, lo sợ.

Nhận định trên :

A. Đúng.

B. Sai.

d) Câu thơ : Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

A. Tả thực.

B. Tạo âm thanh làm cho cảnh thêm sôi động khiến lòng người vợi bớt nỗi buồn.

C. Gợi nỗi kinh hoàng, như báo trước bão tố sẽ vùi dập cuộc đời nàng.

5. Đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều thuộc phần nào của Truyện Kiều ?

A. Gặp gỡ và đính ước.

B. Gia biến và lưu lạc.

C. Đoàn tụ.

6. Ngôn ngữ của Mã Giám Sinh trong hai câu thơ :

Hỏi tên, rằng : “Mã Giám Sinh”,

Hỏi quê, rằng : “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.

A. Súc tích.

B. Giản dị.

C. Cộc lốc.

7. Cách trả lời trên cho thấy Mã Giám Sinh là người :

A. Biết tiết kiệm lời nói.

B. Thiếu văn hoá trong giao tiếp.

C. Gồm cả A và B.

8. Diện mạo của Mã Giám Sinh trong hai câu thơ :

Quá niên trạc ngoại tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.

Cho biết y là một người :

A. Biết làm đẹp.

B. Chải chuốt kệch cỡm, không phù hợp với lứa tuổi.

C. Gọn gàng, lịch sự.

9. Từ lao xao trong câu thơ Trước thầy sau tớ lao xao diễn tả :

A. Không khí vui vẻ của đoàn người đi hỏi vợ cho Mã Giám Sinh.

B. Cảnh đông vui của đám ăn hỏi.

C. Thầy tớ nhà anh chàng họ Mã là một lũ láo nháo, ô hợp.

D. Tất cả các ý trên.

10. Mã Giám Sinh là người như thế nào qua hai câu thơ sau ?

Mặn nồng một vẻ một ưa

Bằng lòng khách mới tuỳ cơ dặt dìu.

A. Thận trọng.

B. Thiếu quyết đoán.

C. Lọc lõi trong buôn bán.

11. Trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, nàng Kiều không nói lời nào vì :

A. Nàng e thẹn.

B. Nàng đau đớn vì mình trở thành món hàng trong tay người khác.

C. Cả hai ý trên.

12. Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều có ý nghĩa :

A. Tố cáo đồng tiền và các thế lực tàn bạo chà đạp con người.

B. Bộc lộ tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du.

C. Gồm A và B.

13. Tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều :

A. Tả cảnh ngụ tình.

B. Khắc hoạ tính cách nhân vật.

C. Kể chuyện.

Bài tập 2

Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt :

1. Thân (Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau:

- Mình, thân thể – thể tích của vật.

- Thương yêu, gần gũi.

Cho biết nghĩa của yếu tố thân trong mỗi từ sau đây : thân tộc, thân mộc, thân cận, thân phận, thân ái, thân thế, thân phụ. Giải thích nghĩa của những từ này.

2. Cho từ Hạ (Hán Việt) với những nghĩa như sau:

- Ở dưới, rơi xuống.

- Mùa thứ hai trong một năm.

Cho biết nghĩa của yếu tố hạ trong mỗi từ sau đây : hạ bút, hạ chí, hạ đẳng, hạ lưu, hạ tuần. Giải thích nghĩa của những từ này.

3. Với mỗi yếu tố Hán Việt sau đây, hãy tìm hai từ ghép có yếu tố đó :

Chung (cuối cùng), hoả (lửa), nạn (tai vạ nguy hiểm), đại (đời), đại (lớn), tận (hết, tất thảy), bổ (bù vào), tiềm (chìm trong nước, ẩn dấu).

Bài tập 3

Điền vào chỗ trống :

1. Cho bốn từ : bóc trần, cô đơn, lên án, nội tâm, điền vào hai câu sau sao cho thích hợp :

a) Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn trích miêu tả . . . . . . . . nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều, đặc biệt là bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ . . . . . . . . . . . . . , buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.

b) Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc hoạ tính cách nhân vật trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, tác giả đã . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó . . . . . . . . . những thế lực tàn bạo chà đạp lên sắc tài và nhân phẩm của người phụ nữ.

II. TỰ LUẬN

1. Phân tích tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

2. Phân tích tâm trạng nhớ thương của Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

3. Phân tích bức tranh thiên nhiên trong sáu câu đầu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích để làm nổi bật cảnh ngộ của Kiều.


Đáp án Đề số 31




On thi vao 10 Ngu van: De thi thu Ngu van vao 10 co dap an (De so 31)

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)

 
Inluon - Sáng kiến kinh nghiệm-Nghiên cứu KHSPUD in luôn0Cars - Auto in USA ©Email: Inluon@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Cars-Auto|Car-Auto|Loans|Loans|Loans|dayvahoctot|
Top