TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Dạy học là một nghệ thuật. Dạy nghệ thuật lại càng phải nghệ thuật hơn. Một trong những môn học mang tính nghệ thuật ở trường tiểu học hiện nay đó là môn Mỹ thuật. Nếu như việc dạy Toán, Tiếng Việt ở trường không nhằm đào tạo học sinh thành những nhà chuyên môn thì việc dạy Mỹ thuật cũng không nhằm đào tạo các em thành họa sĩ , mà nhằm hình thành một trong những yếu tố cơ bản của giáo dục thẩm mỹ: cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông nhất, tạo đà cho các em phát triển trên nền tảng nhiều mặt một cách toàn diện, hài hòa.
Hiện nay ứng dụng CNTT là một yêu cầu quan trọng của đổi mới PPDH. Trường tiểu học xxx cũng như ngành GD & ĐT đang rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong đó có môn Mỹ thuật. Vì các nội dung dạy học môn Mỹ thuật ở tiểu học có rất nhiều vấn đề trừu tượng, ví dụ: các bài vẽ về con vật, ngày Tết, lễ hội và mùa xuân, đề tài mùa hè… Để hỗ trợ việc dạy học các nội dung này, SGK, Bộ GD&ĐT cũng có khá nhiều hình ảnh minh họa. Nhiều giáo viên tâm huyết cũng đã sưu tầm và làm thêm các phương tiện trực quan khác. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét với mục đích giúp cho học sinh hiểu đề tài, tìm chọn được nội dung mình thích để xây dựng bố cục, hình mảng, màu sắc bài vẽ cho hợp lý. Tuy nhiên, thời gian dành cho phần quan sát, nhận xét, tìm chọn nội dung đề tài, rất ít (chỉ 10-12’), trong khi GV mất nhiều thời gian treo, gắn tranh, ảnh và vẽ minh họa trên bảng ảnh hưởng đến phần thực hành của HS (18- 20’) mà không tạo được hứng thú cho các em, HS không đủ thời gian hoàn thành bài vẽ trên lớp.
Giải pháp của chúng tôi là sử dụng một số ứng dụng của CNTT như FLASH và VIDEO CLIP, Power poin có nội dung phù hợp vào một số bài thuộc phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí, tập nặn tạo dáng và thường thức mỹ thuật thay vì chỉ sử dụng các hình ảnh tĩnh trong SGK và bộ ĐDDH, giúp cho HS hứng thú hơn khi học môn Mỹ thuật.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 3 trường tiểu
học xxx . Lớp 3A2 là thực nghiệm và 3A5 là lớp đối chứng. Lớp thực
nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy bài 26: Nặn hoặc vẽ, xé dán giấy hình con vật. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,09; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 7,21. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng ứng dụng CNTT trong dạy học làm nâng cao hứng thú và kết quả các bài vẽ của học sinh lớp 3 trường tiểu học xxx khi học môn Mỹ thuật.
Giíi thiÖu
Có thể nói, công nghệ thông tin đã thổi một luồng gió mới vào xu thế đổi mới quá trình Dạy – Học của ngành GD&ĐT . Công nghệ thông tin đã giúp cho giáo viên vận dụng được những phương pháp dạy học một cách linh hoạt và đơn giản, sinh động hơn. Nhờ có công nghệ thông tin giáo viên thực hiện được những bài giảng mà giáo dục truyền thống khó có thể làm được. Công nghệ thông tin đã góp phần vào việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh hình thành khái niệm và kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả.
Đưa CNTT vào bài giảng môn Mỹ thuật GV không phải mất thời gian với tranh ảnh, trực quan lỉnh kỉnh mà đôi khi không mang lại hiệu quả như mong muốn. Nhất là với điều kiện nhà trường chưa có phòng chức năng cho môn Mỹ thuật thì việc mang một máy tính xách tay hay một USB đơn giản, gọn nhẹ hơn nhiều so với việc mang vác đống trực quan lỉnh kỉnh di chuyển từ phòng này sang phòng khác, từ tầng này sang tầng khác…mà hiệu quả của nó thì rất to lớn, giúp HS hứng thú hơn khi học môn Mỹ thuật rất nhiều. Hiện nay Internet rất phổ biến, giáo viên có thể download các thông tin (tranh, ảnh, tư liệu…) cần thiết từ trên mạng rồi đưa vào phục vụ bài giảng của mình cho phong phú, sinh động. Công nghệ tiên tiến của máy vi tính và máy chiếu Projector đã tạo ra những hình màu 3D rực rỡ, sinh động, kèm theo âm thanh ngộ nghĩnh, con vật có thể chạy nhảy, cây rung, nước chảy… góp phần nâng cao chất lượng công cụ, thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường và phù hợp với học sinh tiểu học. GV cũng có thể sử dụng các phần mềm Power poin, Flash, Violet…để phóng to tranh, ảnh hay đưa những đoạn phim vào bài giảng, tạo trò chơi trắc nghiệm, ô chữ… gây hứng thú cho học sinh trong phần quan sát nhận xét, hay phần tìm chọn nội dung đề tài… Phần hướng dẫn HS cách vẽ GV có thể dùng Drawing để thực hiện các bước vẽ minh họa… Sự kết hợp giữa các ứng dụng của CNTT hoàn hảo mang lại hứng thú cho HS khi các em được nhìn thấy những hình ảnh minh họa phong phú, màu sắc hấp dẫn trong giờ học Mĩ thuật góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật trong nhà trường và rất phù hợp với học sinh tiểu học.
Đề tài NCKHSPUD âm nhạc, mĩ thuật: Nâng cao hứng thú học tập môn mỹ thuật cho học sinh lớp 3 trường tiểu học xxx qua việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi