PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định mục tiêu của giáo dục phổ thông trong giai đoạn tới là: “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, …”.
Để thực hiện được mục tiêu đó, cùng với sự đổi mới về chương trình, sách giáo khoa, công tác quản lý, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá… nói chung thì đổi mới công tác chủ nhiệm lớp trong trường phổ thông nói riêng trở thành vấn đề cấp bách trong quá trình giáo dục, trang bị tri thức và hoàn thiện nhân cách cho học sinh, vì chất lượng giáo dục toàn diện của mỗi nhà trường phụ thuộc, gắn liền với sự tiến bộ và trưởng thành của từng học sinh, từng tập thể lớp học. Mà kết quả này lại phụ thuộc vào công tác giáo dục của từng giáo viên chủ nhiệm đối với lớp mà họ phụ trách.
Việc xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm giỏi làm lực lượng nòng cốt là công tác có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở nhà trường phổ thông.
Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo – Học viện quản lý GD, trong mỗi nhà trường, người được coi là “nhà quản lý không có dấu đỏ” đó là giáo viên chủ nhiệm lớp – linh hồn của lớp học. Có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; Người điều khiển lớp học; Người làm công tác phát triển lớp học; Người làm công tác tổ chức lớp học; Người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, đánh giá quá trình học tập, tu dưỡng và rèn luyện của học sinh…
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS xxx , quận xxx “.
II, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Qua việc nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác chủ nhiệm ở trường phổ thông nói chung và trường THCS xxx , đưa ra một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, đáp ứng mục tiêu của giáo dục THCS.
III, KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Công tác chủ nhiệm được nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, đáp ứng mục tiêu của giáo dục THCS, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”.
IV, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, KẾ HOẠCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
– Phạm vi nghiên cứu: Trường THCS xxx – quận xxx – xxx
– Kế hoạch nghiên cứu: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu đề tài từ năm học 2010- 2011 đến nay.
-Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở những kiến thức nghiên cứu về cơ cấu tổ chức nhà trường và các văn bản chỉ đạo của Bộ giáo dục đào tạo, Sở GD&ĐT về vai trò chức năng của công tác chủ nhiệm trong nhà trường. Nhìn nhận lại thực trạng công tác chủ nhiệm ở các trường phổ thông nói chung và của trường THCS xxx trong những năm học qua từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu cho công tác chủ nhiệm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Đề tài NCKHSPUD – SKKN QLGD: Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THCS
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi