- TÓM TẮT ĐỀ TÀI.
Mỗi chúng ta không thể làm ngơ trước một vườn hoa đẹp cũng như không thể không có cảm xúc trước một bài hát hay. Khi ta vui, buồn đều muốn tìm đến âm nhạc, nhờ âm nhạc nói hộ cảm xúc hay để làm vơi đi những tâm sự trong lòng. Đó là sự thể hiện cảm xúc mong được chia sẻ.
- Theo đà phát triển của sự nghiệp giáo dục đất nước, từ những năm 2002 môn học Âm nhạc đã được đặt đúng vị trí và nhận được sự quan tâm đúng mức trong chương trình giáo dục THCS. Âm nhạc được đánh giá là một trong những bộ môn quan trọng nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ và phát triển nhân cách toàn diện cho các em. Âm nhạc tạo nên sự cân bằng trong cuộc sống, tác động về tình cảm, giáo dục các phẩm chất trí tuệ, đạo đức, hành vi, lối sống làm cho học sinh phát triển hài hoà về các mặt Đức – Trí – Lao – Thể – Mỹ, giúp học sinh hào hứng tham gia vào các họat động âm nhạc ở trường lớp, ở cộng đồng.
Trong chương trình học nhạc ở THCS thì học sinh không chỉ được học hát mà còn học nhạc lí, tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức. Làm thế nào để học sinh hiểu và thể hiện được cảm xúc sau khi tìm hiểu về một tác giả, một lĩnh vực âm nhạc hay nghe một số bài hát của các nhạc sĩ được giới thiệu trong chương trình âm nhạc là một câu hỏi lớn đặt ra cho người giáo viên âm nhạc ở trường THCS.
Nhiệm vụ của bộ môn Âm nhạc là xây dựng và phát triển năng lực cảm thụ cái hay, cái đẹp và hoàn thiện nhận thức âm nhạc cho học sinh. Qua đó giáo dục tình cảm đạo đức, lối sống trong sáng lành mạnh và thực hiện nhiệm vụ
giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Là nền tảng để xây dựng một thế giới nội tâm phong phú, sâu sắc, hướng đến chân – thiện – mỹ.
Âm nhạc thường thức là một phân môn trừu tượng, là lĩnh vực ít giáo viên nghiên cứu sâu. Trong một tiết học với thời lượng 45 phút trong đó nội dung Âm nhạc thường thức chỉ được thực hiện với 20 phút. Làm thế nào để truyền tải tới học sinh, để các em nghe và cảm nhận đồng thời thực hiện đổi mới phương pháp sao cho giờ học sôi nổi, sinh động và hấp dẫn.
Mặt khác, âm nhạc không chỉ là một loại hình nghệ thuật đặc sắc mà còn ;là bức chân dung mô phỏng cuộc sống, tô điểm và làm đẹp cho đời. Cuộc sống sẽ là một
cỗ máy vận hành trong tư thế bị dắt, khô khan và cứng nhắc nếu như không có âm nhạc. Để cỗ máy này vận hành một cách dễ dàng, liên tục cần phải có sự bôi trơn của dầu mỡ và âm nhạc chính là dầu mỡ của cuộc sống. Bởi vậy nên trên thế giới đã có bao nhạc sĩ vĩ đại đem trái tim mình dâng hiến cho trái tim âm nhạc, sống lao động quên mình cho âm nhạc, cho nghệ thuật vì “ nghệ thuật vị nhân sinh”, nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối mà nghệ thuật là tiếng nói đời thực của cuộc sống, nảy sinh từ cuộc sống. Ngôn ngữ âm nhạc mang tính trừu tượng, ước lệ và khái quát cao nên âm nhạc có tác dụng to lớn trong việc thể hiện thế giới nội tâm của con ngừơi “Khi nào lời nói bất lực thì ở đó âm nhạc xuất hiện hùng hồn hơn” ( Traikốpxki).
Chính vì vậy âm nhạc âm nhạc cùng với Mĩ thuật đã được đưa vào chương trình chính khoá trong nhà trường. Tuy nhiên trên thực tế bộ môn âm nhạc còn rất mờ nhạt nhất là âm nhạc thường thức chỉ được mọi người coi là để giải trí. Do đó những người làm âm nhạc đắc biệt là giáo viên âm nhạc cần phải là những chiến sĩ làm cách mạng cho bộ môn âm nhạc có vị trí vững vàng trong hệ thống giáo dục phổ thông, trong lòng mọi người, để mọi người trân trọng bộ môn âm nhạc, để bộ môn âm nhạc kiêu hãnh vươn lên ngang tầm với những bộ môn khác. Muốn làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực, có trách nhiệm cao đối với công việc, có gắng hết mình để hoàn thành một tiết dạy có chất lượng. Muốn làm được điều này thì ngoài năng lực người giáo viên cần phải tích cực nghiên cứu, rèn luyện tính cẩn thận, chu dáo thể hiện ở sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi lên lớp.
Âm nhạc thường thức ở khối lớp 7 bao gồm các nội dung giới thiệu tác giả , tác phẩm các hình thức biểu diễn âm nhạc và một số sinh hoạt âm nhạc truyền thống phổ biến trong dân gian. Qua thực tiến giảng dạy bộ môn, được dự giờ các đồng nghiệp cùng chuyên môn ở một số trường trong huyện tôI nhận thấy việc tích hợp, khai thác và ứng dụng CNTT vào giảng dạy bộ môn Âm, nhcạ nói chung và phân môn Âm nhạc thường thức nói riêng còn rất hạn chế, có những giáo viên trong suốt giờ lên lớp khong hề sưe dụng nhạc cụ hay phương tiện dạy học nào khác mà chỉ dừng lại ở các phương pháp như thuyết trình, đọc, nghiên cứu, vấn đáp, truyền khẩu. Bởi vậy giờ dạy nhàm chán, học sinh không hào hứng mà cảm thấy rất khó hình dung, khó cảm nhận. Thực tế cho tôi thấy giảng dạy bộ môn âm nhạc nói chung và phân môn âm nhạc thường thức nói riêng rất cần đến việc sử dụng linh hoạt các phương pháp trong đó phương pháp tích hợp trong giảng dạy âm nhạc là phương pháp chiếm vị trí quan trọng quá trình giảng dạy. Ta có thể tích hợp phâm môn âm nhạc thường thức với các bộ môn khác thuộc lĩnh vực tự nhiên và xã hội như : Khi giới thiệu với học sinh về dân ca một số dân tộc ít người chúng ta có thể sử dụng bản đồ để chỉ cho học sinh thấy được địa bàn sinh sống của các dân tộc đó, đó là tích hợp môn Địa lí…hay khi giảng vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam chúng ta chia âm nhạc theo các giai đoạn và tích hợp với bộ môn Lịch sử để làm rõ hoàn cảnh lịch sử của đất nước và từ đó âm nhạc có vai trò, tác động và phát triển như thế nào…rồi khi phân tích những ca từ khó trong tác phẩm âm nhạc như trong các bài hát dân ca một số dân tộc ít người ( từ i, a,…) chúng ta tích hợp môn Ngữ Văn để phân tích về từ địa phương cho học sinh thấy được sự gần gũi từ đó các em cảm thấy dễ hiểu, dễ cảm nhận…và trong nhận thức của học sinh rất cần đến những phươgn tiện trực quan sinh động, bởi vậy sử dụng đồ dùng dạy học thông qua công nghệ thông như máy chiếu, âm thanh, tranh ảnh động, các clíp nhạc…là rất cần thiết và phù hợp.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 7 của trường Trung học cơ sở Xxx. Lớp 7A là lớp thực nghiệm và lớp 7B là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được tiến hành giải pháp thay thế khi dạy các bài Âm nhạc thường thức. Kết quả cho thấy tác động đã thực sự có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,18; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng có giá trị trung bình là 7,39. Kết quả kiểm chứng T – Test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn về điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. ( xin được minh chứng bằng bảng điểm ở phần đo lường).
Qua đó chứng tỏ rằng việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp và khai thác ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy phân môn Âm nhạc thường thức ở khối lớp 7 – trường THCS là thiết thực.
NCKHSPUD –SKKN âm nhạc THCS : Phương pháp tích hợp và khai thác ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy phân môn Âm nhạc thường thức khối lớp 7-trường THCS
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi