- TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Ngày nay, khoa học công nghệ thông tin phát triển rất mạnh mẽ. CNTT có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Chúng ta cũng có thể ứng dụng CNTT trong giảng dạy học sinh. Hình thức này khá mới mẻ và không ít giáo viên có nhiều bỡ ngỡ. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã đem đến nhiều lợi ích mà cụ thể là kết quả học tập của học sinh. Học sinh có thể lãnh hội kiến thức một cách trực quan hơn, rõ ràng hơn và nhiều nội dung hơn.Vì vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học là một yêu cầu quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học.
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Âm nhạc Việt Nam là một biểu tượng đẹp đẽ và độc đáo của đất nước, con người Việt Nam. Âm nhạc đã có một sức sống vô cùng mãnh liệt. Nó đã góp phần khẳng định bản sắc văn hoá dân tộc và là một trong những nguồn sản sinh, nuôi dưỡng biết bao tâm hồn và ý chí của lớp lớp thế hệ con người Việt Nam. Từ đó, ta thấy rằng: âm nhạc là loại hình nghệ thuật gắn bó với đời sống con người, là món ăn tinh thần của mọi tầng lớp trong xã hội. Cùng với các môn học khác, môn âm nhạc ở trường THCS sẽ giúp các em phát triển năng lực tư duy, trí tuệ. Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp; xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 8; từ thực tiễn giảng dạy cũng như thực tiễn của học sinh nông thôn ít có điều kiện để tiếp nhận tri thức về âm nhạc, nếu giáo viên tạo được sự hứng thú trong giảng dạy và học tập sẽ giúp cho học sinh yêu thích học tập hơn. Từ những lý do nói trên, bản thân tôi nhận thấy việc tạo cho học sinh sự yêu thích, hứng thú trong học tập âm nhạc là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của việc dạy và học. Giải pháp của chúng tôi là ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế giáo án, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, cần tổ chức một số trò chơi trong giờ học để học sinh thêm hào hứng, giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học một cách thành thạo,tổ chức các hoạt động âm nhạc trong lớp, trường theo hình thức chuyên đề để học sinh được xem, được nghe được thể hiện và bình luận.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm học sinh tương đương là hai lớp 8B,C trường THCS Xxx. Lớp 8B là lớp đối chứng và lớp 8C là lớp thực nghiệm. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các tiết từ 04 – 18. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh.
Với việc sử dụng CNTT vào bài giảng điện tử đã có ảnh hưởng rất rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm thông qua bài kiểm tra đánh giá đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điểm số trung bình bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là 7.55, lớp đối chứng là 6.32. Kết quả phép kiểm chứng T-test p = 0,0011<0,05 có ý nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả cho thấy sự chênh lệch giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, không phải do ngẫu nhiên. Điều đó chứng minh rằng, việc sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy Âm nhạc đã gây được hứng thú, làm nâng cao kết quả học tập môn Âm nhạc của học sinh lớp 8.
- GIỚI THIỆU
Đối với học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng thì đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về đặc điểm tâm sinh lý, các em bắt đầu có sự e ngại, chất giọng cũng có sự thay đổi, có em đã thể hiện giọng điệu của người lớn, sự hồn nhiên của trẻ em đã có sự giảm sút. Một số em đã tỏ ra không thích hay còn ngại ngùng khi trình bày một bài hát trước tập thể lớp. Hoặc một số em khác lại tỏ ra lười nhác chỉ muốn chơi cho khoẻ vì những môn học khác yêu cầu quá cao so với khả năng của các em nên các em không muốn đến trường . Vì vậy, việc tạo cho học sinh hứng thú trong khi học môn âm nhạc cũng là một cách để kéo các em quay về với trường, lớp là một điều rất cần thiết bởi đây là môn học dễ hơn, ít yêu cầu cao như những môn học khác, chủ yếu là thiên về năng khiếu là nhiều .
NCKHSPUD –SKKN âm nhạc THCS: Ứng dụng giáo án điện tử nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh trong môn Âm nhạc ở trường THCS
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi