Ảnh minh họa.
ĐH Lâm nghiệp vừa đưa ra phương án tuyển sinh 2016. Theo đó, tuyển sinh bậc ĐH, cao đẳng (CĐ) tại 2 cơ sở đào tạo của trường sẽ tuyển sinh với 3 phương thức: Xét tuyển các ngành học căn cứ vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia; Xét tuyển học bạ vào một số ngành; Tổ chức thi, xét tuyển đối với môn năng khiếu thuộc khối V, H. Trong đó, trường xét tuyển các ngành học căn cứ vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia theo tổ hợp các môn thi (các khối A00, A01, A02, B00, D01, D07, D08, D10, C00, C01, H00, V00). Xét tuyển học bạ vào một số ngành không vượt quá 40% chỉ tiêu. Năm 2015, ĐH Lâm nghiệp là một trong những trường khó tuyển sinh. Sau hai đợt tuyển, trường mới chỉ tuyển được 50% chỉ tiêu.
ĐH Hàng hải Việt Nam năm nay cũng có 2 hình thức tuyển sinh. Đó là lấy kết quả kỳ thi THPT Quốc gia tại các cụm thi do các trường ĐH chủ trì và xét học bạ. Tuy nhiên, với hình thức xét tuyển học bạ, trường chỉ tuyển 2 ngành hệ ĐH là điều khiển tàu biển và khai thác máy tàu biển, mỗi ngành 20% chỉ tiêu. Để được xét tuyển bằng học bạ, thí sinh phải đạt 3 tiêu chí: Tốt nghiệp trung học phổ thông. Hạnh kiểm được xếp loại Tốt 3 năm THPT. Điểm trung bình học tập đảm bảo điều kiện xét tuyển. Trong đó: Điểm trung bình học tập = (Tổng điểm 3 môn tổ hợp xét tuyển trong 3 năm lớp 10, 11, 12; mỗi năm gồm học kỳ 1 và học kỳ 2)/18; Điều kiện xét tuyển bậc ĐH: Điểm trung bình học tập phải từ 6.0 điểm trở lên (thang điểm 10).
Năm 2016, ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục áp dụng Đề án tuyển sinh đại học chính quy của trường đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt và có điều chỉnh một số nội dung trong đề án cho phù hợp. Môn thi gồm bài thi đánh giá năng lực với 140 câu hỏi trắc nghiệm; thời gian làm bài 195 phút.
Thêm điều kiện xét tuyển
Ngoài bổ sung thêm hình thức xét tuyển, nhiều trường ĐH xét thêm điều kiện học bạ để nộp hồ sơ. Đại diện ĐH Quốc gia TPHCM cho biết về cơ bản công tác xét tuyển của trường năm 2016 thực hiện theo quy định hiện hành dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2016. Điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển: bậc ĐH thí sinh có trung bình cộng các điểm trung bình ba năm học (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) từ 6,5 trở lên; bậc CĐ thí sinh có trung bình cộng các điểm trung bình ba năm học (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) từ 6.0 điểm trở lên.
ĐH Ngoại thương năm nay cũng có thêm tiêu chí phụ để nhận hồ sơ. Trường này lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia do các trường ĐH chủ trì. Đồng thời, điều kiện được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển: Điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11, 12 từ 6,5 trở lên; Hạnh kiểm của học sinh từng năm lớp 10, 11, 12 từ khá trở lên; Điểm ba môn thi (theo tổ hợp môn xét tuyển) đạt mức điểm thông báo nhận hồ sơ xét tuyển của nhà trường. Các môn xét tuyển nhân hệ số 1. Riêng các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung, Ngôn ngữ Nhật môn thi chính là ngoại ngữ sẽ nhân hệ số 2. Trường xác định điểm trúng tuyển theo ngành. Điểm trúng tuyển được xác định riêng cho cơ sở Hà Nội, cơ sở 2 - TP Hồ Chí Minh, cơ sở Quảng Ninh.
ĐH Hàng hải Việt Nam năm nay cũng có 2 hình thức tuyển sinh. Đó là lấy kết quả kỳ thi THPT Quốc gia tại các cụm thi do các trường ĐH chủ trì và xét học bạ. Tuy nhiên, với hình thức xét tuyển học bạ, trường chỉ tuyển 2 ngành hệ ĐH là điều khiển tàu biển và khai thác máy tàu biển, mỗi ngành 20% chỉ tiêu. Để được xét tuyển bằng học bạ, thí sinh phải đạt 3 tiêu chí: Tốt nghiệp trung học phổ thông. Hạnh kiểm được xếp loại Tốt 3 năm THPT. Điểm trung bình học tập đảm bảo điều kiện xét tuyển. Trong đó: Điểm trung bình học tập = (Tổng điểm 3 môn tổ hợp xét tuyển trong 3 năm lớp 10, 11, 12; mỗi năm gồm học kỳ 1 và học kỳ 2)/18; Điều kiện xét tuyển bậc ĐH: Điểm trung bình học tập phải từ 6.0 điểm trở lên (thang điểm 10).
Năm 2016, ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục áp dụng Đề án tuyển sinh đại học chính quy của trường đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt và có điều chỉnh một số nội dung trong đề án cho phù hợp. Môn thi gồm bài thi đánh giá năng lực với 140 câu hỏi trắc nghiệm; thời gian làm bài 195 phút.
Thêm điều kiện xét tuyển
Ngoài bổ sung thêm hình thức xét tuyển, nhiều trường ĐH xét thêm điều kiện học bạ để nộp hồ sơ. Đại diện ĐH Quốc gia TPHCM cho biết về cơ bản công tác xét tuyển của trường năm 2016 thực hiện theo quy định hiện hành dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2016. Điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển: bậc ĐH thí sinh có trung bình cộng các điểm trung bình ba năm học (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) từ 6,5 trở lên; bậc CĐ thí sinh có trung bình cộng các điểm trung bình ba năm học (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) từ 6.0 điểm trở lên.
ĐH Ngoại thương năm nay cũng có thêm tiêu chí phụ để nhận hồ sơ. Trường này lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia do các trường ĐH chủ trì. Đồng thời, điều kiện được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển: Điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11, 12 từ 6,5 trở lên; Hạnh kiểm của học sinh từng năm lớp 10, 11, 12 từ khá trở lên; Điểm ba môn thi (theo tổ hợp môn xét tuyển) đạt mức điểm thông báo nhận hồ sơ xét tuyển của nhà trường. Các môn xét tuyển nhân hệ số 1. Riêng các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung, Ngôn ngữ Nhật môn thi chính là ngoại ngữ sẽ nhân hệ số 2. Trường xác định điểm trúng tuyển theo ngành. Điểm trúng tuyển được xác định riêng cho cơ sở Hà Nội, cơ sở 2 - TP Hồ Chí Minh, cơ sở Quảng Ninh.
Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2016 được tổ chức 2 đợt. Đợt 1: Từ ngày 5/5/2016 đến ngày 8/5/2016 và từ ngày 13/5/2016 đến ngày 15/5/2016; đợt 2: Từ ngày 5/8/2016 đến ngày 15/8/2016.
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi