PHÂN PHỐI
CHƯƠNG TRÌNH THCS MÔN ÂM NHẠC
2. Đổi mới phương pháp
dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá
- Chương trình Giáo dục phổ thông quy định: “Âm nhạc là một môn văn hóa bắt buộc. Tất cả học sinh đều được học để
có một trình độ văn hóa âm nhạc phổ thông trong nền học vấn chung ở Tiểu học và
Trung học cơ sở”.
Dạy âm nhạc ở phổ thông là dạy cho tất cả học sinh, chưa đặt ra mục tiêu
đào tạo chuyên nghiệp cho những người làm nghề âm nhạc, ca sĩ, nhạc sĩ... Cùng
với một số môn học khác, môn Âm nhạc góp phần hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về mặt thẩm mĩ, truyền đạt một số kiến thức
cơ bản, cần thiết, mang tính phổ thông nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn
diện, đồng thời phát hiện những học sinh có năng khiếu, tạo điều kiện cho các em tiếp tục phát
triển năng khiếu âm nhạc.
- Giáo viên cần kết hợp một cách sáng tạo, nhuần nhuyễn các phương pháp
dạy học khác nhau cùng với việc sử dụng thiết bị dạy học, đảm bảo vừa đạt mục tiêu
dạy học vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện của từng trường.
Tăng cường thực hành âm nhạc theo hình thức tổ, nhóm, cá nhân, chú trọng
về yêu cầu bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng, hình thành năng lực cảm thụ âm nhạc, giáo dục tình cảm hứng thú, thái độ tích cực, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý
thức cố gắng vươn lên trong học tập cho
học sinh.
- Ngoài học tập trên lớp, giáo viên cần tổ chức cho học sinh học tập,
thực hành ở ngoài trường, tham quan, tìm hiểu các công trình văn hóa, sưu tầm
vốn âm nhạc dân gian ở địa phương, tổ chức cho học sinh đi xem hoặc mời các
nghệ sĩ đến trường nói chuyện, biểu diễn... Khuyến khích học sinh tự tin, tự
giác tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở trong và ngoài nhà trường.
b) Đổi mới kiểm tra,
đánh giá:
- Trong một học kì kiểm tra 4 lần bao gồm: kiểm tra miệng, kiểm tra 15
phút, kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kì.
Kiểm tra kết quả học tập của học sinh chủ yếu dựa
trên cơ sở thực hành âm nhạc (hát, đọc nhạc, nghe nhạc...), hạn chế chỉ viết
bài trả lời câu hỏi. Không kiểm tra lí thuyết
chỉ với yêu cầu học thuộc, có thể kiểm tra bằng hình thức tự luận kết hợp với
trắc nghiệm, kiểm tra theo đề chung cả lớp hoặc riêng cho từng tổ, nhóm hoặc cá
nhân. Trong việc đánh giá kết quả học tập, phải đánh giá hiệu quả của việc giáo dục tình cảm hứng thú, thái độ tích cực, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý
thức cố gắng vươn lên trong học tập
của học sinh.
Cần lưu ý rằng, điểm cao không chỉ dành cho những học sinh có giọng hát
hay và hát đúng mà cả đối với những em chưa có giọng hát hay nhưng hát hoặc đọc
nhạc chuẩn xác. Đối với những em chưa có khả năng (có giọng hát kém, đọc nhạc
kém...) nhưng tiếp thu lí thuyết tốt, nắm vững kiến thức, kĩ năng và hứng thú,
tự giác, tích cực học tập thì vẫn đánh giá nhận xét hoặc cho điểm trung bình hoặc
trên trung bình.
Giáo viên cần căn cứ vào tài liệu
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng môn Âm
nhạc ở THCS, căn cứ vào mục tiêu, định hướng đổi mới dạy học của bộ môn để
đưa ra những tiêu chí, nội dung kiểm tra và đánh giá cho phù hợp.
- Căn cứ Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung
học phổ thông, Giám đốc Sở GDĐT lựa chọn áp dụng 1 trong 2 (hoặc cả 2) hình
thức đánh giá: đánh giá bằng cho điểm hoặc đánh giá bằng nhận xét kết
quả học tập của học sinh, nhưng mỗi Phòng GDĐT chỉ áp dụng thống nhất 1
trong 2 hình thức đánh giá. Việc lựa chọn hình thức đánh giá phải phù hợp với
điều kiện tổ chức dạy học của từng địa phương.
c) Tiêu chí xếp loại của
một bài kiểm tra theo hình thức nhận xét kết quả học tập của học sinh:
- Bài kiểm tra của học sinh được
đánh giá bằng nhận xét và xếp thành 5 loại:
+ Loại giỏi (G): Thực hiện tốt yêu cầu của bài kiểm tra, đạt chuẩn kiến
thức, kĩ năng, tích cực hứng thú tham gia học tập.
+ Loại khá (K): Thực hiện khá tốt yêu cầu của bài kiểm tra, đạt chuẩn kiến
thức, kĩ năng, tích cực hứng thú tham gia học tập.
+ Loại trung bình (Tb): Đạt yêu cầu của bài kiểm tra nhưng còn có sai
sót về kiến thức hoặc kĩ năng, có cố gắng nhưng chưa tích cực.
+ Loại yếu (Y): Chưa đạt yêu cầu của bài kiểm tra, còn có sai sót về kiến
thức và kĩ năng, chưa tích cực học tập.
+ Loại kém (kém): Không đạt yêu cầu của bài kiểm tra, không đạt chuẩn
kiến thức, kĩ năng, không tự giác, thiếu cố gắng trong học tập.
- Nếu đánh giá bằng nhận xét thì không cho điểm các bài kiểm tra, không
tính điểm trung bình môn học và không tham gia tính điểm trung bình các môn học
nhưng vẫn tham gia xếp loại học lực mỗi học kì và cả năm học.
d) Tiêu chí xếp loại học
lực:
- Học lực của HS (ở cả 2 hình thức: cho điểm và nhận xét kết quả học
tập) được xếp thành 5 loại: loại giỏi (G), loại khá (K), Loại trung bình (Tb),
loại yếu (Y) và loại kém (kém).
- Việc xếp loại học lực của HS ở hình thức cho điểm căn cứ theo Quy chế Đánh giá, xếp loại học sinh
THCS, THPT.
- Việc xếp loại học lực của HS ở hình thức đánh giá bằng nhận xét kết
quả học tập do giáo viên bộ môn căn cứ vào kết quả các bài kiểm tra, trong đó
có mức độ thể hiện của tình cảm hứng thú, thái độ tích cực, tinh
thần chủ động, sáng tạo, ý thức cố gắng vươn lên trong học tập của học sinh để xếp loại học lực mỗi học kỳ và cả năm
học.
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment
Cám ơn bạn đã phản hồi