Cài app vào điện thoại kiếm tiền miễn phí - đừng bỏ lỡ, Bấm vào đây SKKN Vật lí 7: Vài kinh nghiệm sử dụng thí nghiệm như thế nào trong giảng dạy Vật lý để giờ học có hiệu quả hơn - Inluon - Sáng kiến kinh nghiệm-Nghiên cứu KHSPUD in luôn0Cars - Auto in USA

SKKN Vật lí 7: Vài kinh nghiệm sử dụng thí nghiệm như thế nào  trong giảng dạy Vật lý để giờ học có hiệu quả hơn

Quy luật của quá trình dạy học là từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, song quá trình nhận thức đó đạt hiệu quả cao hay không còn phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của thầy và quá trình tiếp thu kiến thức của trò.

Vật lý là một trong những môn học có ưu thế trong việc phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, trong đó sách giáo khoa là một trong những phương tiện  thể hiện phương pháp dạy học tích cực. Trong chương trình vật lý 6, học sinh đã nhiều lần tập đưa ra “Dự đoán” và được giáo viên hướng dẫn làm thí nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của dự đoán. Đến lớp 7 phương pháp nghiên cứu đó cần được phát triển và nâng cao hơn cần hướng dẫn học sinh thường xuyên đưa ra nhiều dự đoán khác nhau về cùng một hiện tượng và tự lực đề xuất các phương án làm thí nghiệm  để kiểm tra dự đoán. Đặc biệt trong chương trình vật lý 7 có sử dụng nhiều đến phương pháp thực nghiệm, tiếp tục rèn luyện cho học sinh kĩ  năng làm thí nghiệm và từ  thí nghiệm rút ra kiến thức của bài học. Bên cạnh việc áp dụng phương pháp thực nghiệm cần phải sử dụng phương pháp suy luận lôgic mới có thể rút ra kết luận khoa học. Chẳng hạn như căn cứ vào quan sát thí nghiệm, rút ra được các dạng giống nhau cho nhiều trường hợp, dạng đặc biệt của  một trường hợp , xác định mối quan hệ  định lượng giữa các hiện tượng, xử lí sự chênh lệch giữa các số liệu áp dụng luận 3 đoạn để suy ra hệ quả
II . Cơ sở thực tiễn
Trước đây trong khi giảng dạy các môn học giáo viên chỉ chú trọng đến khối lượng kiến thức cần truyền đạt mà coi nhẹ phương pháp học tập và nghiên cứu mang tính đặc thù của từng môn . Vật lý là môn khoa học thực nghiệm thế nhưng  tình trạng phổ biến hiện nay vẫn là :
-         Hầu hết các bài  dạy  chưa có đủ dụng cụ thí nghiệm cần thiết  cho học sinh .
-         Kĩ năng làm thí nghiệm của học sinh vẫn còn hạn chế .
-         Dụng cụ thí nghiệm còn thiếu  hoặc không đồng bộ, chất lượng kém .
-         Hầu hết các trường đều chưa có cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm  được đào tạo có chuyên môn.
Về cơ bản việc sử dụng thí nghiệm Vật lí ở trường trung học cơ sở vẫn còn hạn chế , chưa phát huy hết được tính độc lập sáng tạo của học sinh . Trong khi đó lượng kiến thức trong sách giáo khoa luôn được bổ sung chỉnh lí cho kịp với sự phát triển của thời đại .
Từ những nguyên nhân trên đẫn đến chất lượng của bộ môn chưa được tốt. Do đó trong 4 giải pháp đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường trung học cơ sở thì giải pháp “ Phấn đấu làm đầy đủ, có chất lượng các thí nghiệm trên  lớp là giải pháp được đặt lên hàng đầu” (Theo tài liệu “Đổi mới phương phát dạy học” của tác giả Trần Kiều )
Chú trọng việc sử dụng đồ dùng dạy học và dụng cụ thí nghiệm ở tất cả các môn học trong các tiết dạy của giáo viên. Các tiết vật lý cũng như các tiết học khác nhất là các môn KHTN, thí nghiệm Thầy cần tạo điều kiện để các em học sinh được tự tay làm thí nghiệm, tự mình quan sát, đo đạc và rút ra nhận xét, kết luận (tức là được trải nghiệm trong thực tế) các em học sinh học tập hứng thú hơn  phát huy được tính năng động sáng tạo của các em, kết quả học tập đạt cao hơn rất nhiều.
Trong chương trình Vật lí 7 với những nội dung như  Quang học - Âm học - Điện học, các phần này hầu như bài nào cũng có thí nghiệm. Từ các thí nghiệm học sinh hình thành khái niệm. Ví dụ : nguồn sáng, sự phản xạ ánh sáng.... Cũng từ các thí nghiệm học sinh nhận biết được sự dao động của một số nguồn âm, phát hiện sự truyền âm trong chất rắn, chất lỏng, chất khí ...
Trong các phần này, chủ yếu là các thí nghiệm biểu diễn hình thành tri thức mới và một vài thí nghiệm chứng minh. Thí nghiệm kiểm tra đóng vai trò khai thác sâu kiến thức biến kiến thức thành kỹ năng kỹ xảo vận dụng vào giải bài tập.

Để khai thác các thí nghiệm làm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh một cách cao nhất cần có một số biện pháp sau:
SKKN Vật lí 7: Vài kinh nghiệm sử dụng thí nghiệm như thế nào  trong giảng dạy Vật lý để giờ học có hiệu quả hơn
SKKN Vật lí 7, SKKN THCS, THCS, NCKHSPUD Vật lí 7,

Hoặc


0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment

Cám ơn bạn đã phản hồi


Subscribe to: Posts (Atom)

 
Inluon - Sáng kiến kinh nghiệm-Nghiên cứu KHSPUD in luôn0Cars - Auto in USA ©Email: Inluon@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Cars-Auto|Car-Auto|Loans|Loans|Loans|dayvahoctot|
Top