Dạy toán chuyển động đều cho học sinh lớp 5 (Phần I) 3- Yêu cầu của toán chuyển động đều lớp 5
* Về kiến thức:
Toán chuyển động đều là loại toán khó nhưng đối với học sinh lớp 5 yêu cầu chỉ ở mức độ dơn giản. Tuy vậy tôi đã nghiên cứu và phân loại một số dạng toán thường gặp thành các dạng cụ thể và yêu cầu học sinh nắm chắc quy tắc, biết vận dụng để giải các bài toán chuyển động đều đơn giản như:
+ Quy tắc tìm vận tốc.
+ quy tắc tìm quãng đường.
+ quy tắc tìm thời gian.
+ Tìm thời gian khi hai xe chuyển động cùng chiều đuổi kịp nhau.
+ Tìm quãng đường khi hai xe chuyển động ngược chiều gặp nhau.
* Về kĩ năng:
Biết áp dụng công thức tính quãng đường, vận tốc, thời gian một cách thành thạo, thực hiện phép tính chính xác.
Có thói quen tóm tắt bài toán chuyển động đều.
Sử dụng thành thạo các đơn vị đo độ dài, thời gian. Nắm chắc đơn vị đo quãng đường là km/h hoặc m/phút, đơn vị đo thời gian là giờ, phút, giây. Biết phân biệt
giữa hai khái niệm: thời điểm và khoảng thời gian.
4- Một số vấn đề cơ bản về đặc điểm của học sinh lớp 5
* Khả năng tri giác của học sinh lớp 5 :Ở độ tuổi đầu cấp bậc Tiểu học, tri giác của các em còn gắn liền với hoạt động thực tiễn (rờ, nắn, cầm, bắt) nhưng với học sinh lớp 5, tri giác của các em không còn gắn liền với hoạt động học thực tiễn, các em đã phân tích được từng đặc điểm của đối tượng, biết tổng hợp thực tiễn, các em đã phân tích được từng đặc điểm của đối tượng, biết tổng hợp các đặc điểm riêng lẽ theo qui định. Tuy nhiên do khả năng chú ý chưa cao nên các em vẫn hay mắc sai lầm khi tri giác bài toán như: Đọc thiếu đề, chép sai hay nhầm lẫn giữa các bài toán na ná giống nhau.
* Khả năng chú ý của học sinh lớp 5.Đối với bài toán chuyển động đều đặc điểm chung ngôn ngữ trong bài là: Mỗi đề toán thường rất dài, không đọc kĩ dễ nhầm. Để phân biệt được ý kiến của từ, cụm từ trong bài cho chính xác, học sinh thường mắc phải lỗi thiếu chú ý tới từ cảm ứng có trong bài mà trong quá trình giải toán, nhất là bài toán chuyển động đều thì đó là “chìa khóa” có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Tóm lại: Chú ý của học sinh lớp 5 chưa thật bền vững, khả năng chú ý kém, chóng mệt mỏi. Cho nên trong quá trình làm một bài toán có thể bước tìm hiểu đề và lập kế hoạch giải rất nhanh, nhưng cuối bài lại trình bày rời rạc chất lượng kém.
* Đặc điểm trí nhớ của học sinh lớp 5.Học sinh Tiểu học thường ghi nhớ một cách máy móc do vốn ngôn ngữ còn ít. Vì thế các em có xu hướng học thuộc lòng từng câu , từng chữ nhưng không hiểu gì. Ở các em trí nhớ trực quan hình tượng phát triển mạnh hơn trí nhớ logic. Cho nên các em giải các bài toán điển hình như toán chuyển động đều một cách máy móc dựa trên trí nhớ về các phép tính cơ bản. Khi gặp bài toán nâng cao học sinh rất dễ mắc sai lầm. Trí nhớ của các em không đủ để giải quyết mâu thuẫn trong bài toán.
Tuy nhiên học sinh lớp 5 đã biết phối hợp sử dụng tất cả các giác quan để ghi nhớ một cách tổng hợp. Bước đầu có nhiều biện pháp ghi nhớ tốt hơn các tài liệu đã học.
* Đặc điểm về tưởng tượng của học sinh Tiểu học.Học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng còn rất bỡ ngỡ trước một số thao tác tư duy như : So sánh, phân tích…Khả năng khái quát thấp, nếu có thì chỉ có thể dựa vào dấu hiệu bên ngoài.
Đối với bài toán chuyển động đều, nó đồi hỏi ở học sinh sự linh hoạt và khả năng suy luận, diễn dịch tốt. Loại toán này không giải bằng công thức đã có sẵn mà các em phải biết phân tích, suy luận, diễn giải từ những dữ kiện của bài toán, để từ đó vận dụng những kiến thức đã có sẵn, tháo gỡ mâu thuẫn và các tình huống đặt ra trong bài toán.
*Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh lớp 5.Ngôn ngữ của học sinh lớp 5 đã phát triển mạnh mẽ vè ngữ âm, ngữ pháp và từ ngữ. Riêng học sinh lớp 5 đã nắm được một số qui tắc ngữ pháp cơ bản. Tuy nhiên khi giải toán do bị chi phối bởi các dữ kiện, giả thiết nên trình bày lời giải thường mắc sai lầm như : Sai ngữ pháp, chưa rõ ý, lủng củng. Có em chưa hiểu từ dẫn đến hiểu sai đề và làm lạc đề.
Còn nữa
Xem phần I